Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

TOP 5 tác dụng phụ của miếng dán giảm đau ít ai biết!

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Thùy

Chuyên khoa: Công Nghiệp Dược

Miếng dán giảm đau là lựa chọn phổ biến của nhiều người mỗi khi chấn thương, đau nhức, bởi sự tiện lợi và hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, ẩn sau lợi ích đó chính là 5 tác dụng phụ của miếng dán giảm đau mà ít ai biết đến. Vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về tác dụng phụ của miếng giảm đau và cách sử dụng an toàn.

tác dụng phụ của miếng dán giảm đauTìm hiểu tác dụng phụ khi dùng miếng dán giảm đau

Tác dụng phụ của miếng dán giảm đau

Miếng dán giảm đau là một loại miếng dán mỏng, chứa nhiều thành phần giúp giảm đau khi dán lên da. 

Mặc dù, ngoài bao bì các loại dán giảm đau này đều có hướng dẫn sử dụng, nhưng dù vậy vẫn không tránh khỏi những sai lầm trong quá trình sử dụng, từ đó dẫn đến hàng loạt các tác dụng phụ như:

Kích ứng da 

Nếu là làn da nhạy cảm thì có thể gây kích ứng da nếu như sử dụng quá lâu hoặc dán không đúng cách. Các biểu hiện có thể xuất hiện ngay sau khi dán hoặc vài giờ sau đó, bao gồm: 

  • Ngứa
  • Rát
  • Nổi mẩn đỏ
  • Sưng tấy

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kích ứng da khi dùng miếng dán giảm đau. Một trong số đó là do sự ma sát giữ da và miếng dán, nhất là khi vận động mạnh. Ngoài ra, người có da nhạy cảm cũng dễ bị kích ứng bởi các thành phần trong miếng dán.

Dấu hiệu kích ứng daDấu hiệu da bị kích ứng khi dán miếng giảm đau

Viêm da dị ứng 

Viêm da dị ứng sau khi dùng miếng dán giảm đau chỉ xảy ra hệ phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với tác nhân dị nguyên như: salicylic acid, ibuprofen, chất tạo dính,... Lúc này, cơ thể sẽ có những triệu chứng như ngứa dữ dội, nổi mề đay, sưng tấy,... 

Viêm da dị ứng do miếng dán giảm đau cũng là tình trạng phổ biến ở khá nhiều người. Đặc biệt với những người có tiền sử bị dị ứng nhiều lần thì càng nên cảnh giác với cách này nó có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Do đó, nếu đã có tiền sử dị ứng hoặc da nhạy cảm, hãy tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng!

Phỏng da

Tác dụng phụ tiếp theo của miếng giảm đau đó là phỏng da tại vị trí dán hoặc các vùng da lân cận.

Sở dĩ, khi tiếp xúc với da, miếng dán giảm đau tạo ra nhiệt độ cao, đặc biệt là các miếng dán chứa capsaicin. Nhiệt độ này có thể gây bỏng da nếu sử dụng quá lâu (hơn 8 tiếng) hoặc dán quá chặt.

>> Xem thêm: 13 Tác dụng phụ của Corticoid và cách khắc phục ít người biết!

Tổn thương thận

Theo “Tác dụng phụ đáng sợ của miếng dán giảm đau” trên website baomoi.com cho biết: “dù miếng dán giảm đau ít gây hại cho thận hơn so với thuốc uống chống viêm và giảm đau, nhưng liên tục sử dụng sẽ tăng gánh nặng cho thận, khiến thận tổn thương.

ảnh hưởng của miếng dán giảm đauLạm dụng miếng dán giảm đau có thể khiến tổn thương thận

Kích ứng đường tiêu hóa

Một số thành phần trong miếng dán giảm đau có thể hấp thụ qua da và gây kích ứng đường tiêu hóa. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm gặp. Các triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn.

Ngoài ra, miếng dán giảm đau còn có thể gây ra một vài tác dụng phụ khác, bao gồm: chóng mặt, nhức đầu, hạ huyết áp.

>> Xem thêm:

Cách xử lý tác dụng phụ khi dùng miếng dán giảm đau

Nếu phát hiện ra các triệu chứng bất thường sau khi dán miếng dán thì bạn có thể khắc phục tại nhà bằng các phương pháp dưới đây. 

  1. Ngừng sử dụng miếng dán giảm đau ngay khi có dấu hiệu kích ứng, chóng mặt,...
  2. Rửa sạch da bằng nước ấm và xà phòng nhẹ (không chà xát).
  3. Uống nhiều nước nhằm bù phần nước đã mất cho cơ thể.
  4. Nếu da quá nóng, hãy chườm mát bằng khăn lạnh hoặc sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ.
  5. Nếu tình trạng kích ứng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

tìm kiếm sự giúp đỡ của y khoaTìm kiếm sự giúp đỡ từ y khoa nếu tình trạng kích ứng không giảm

>> Xem thêm:

Hướng dẫn sử dụng miếng dán giảm đau an toàn

Trên mỗi hộp miếng dán đều có đầy đủ thông số cũng như hướng dẫn sử dụng, nên người dùng có thể tham khảo ngay trên đây. Ngoài ra có mấy loại miếng dán nhập khẩu nước ngoài, nếu đọc ngôn ngữ không hiểu thì bạn đọc có thể tham khảo các bước thực hiện đơn giản dưới đây.

Bước 1: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng (được in ngoài bao bì) trước khi dùng.

Bước 2: Kiểm tra bảng thành phần để đảm bảo bạn không kích ứng với bất kỳ thành phần nào.

Bước 3: Làm sạch da và lau khô trước khi dán miếng dán.

Bước 4: Dán miếng dán lên vị trí da bị đau.

Bước 5: Thay miếng dán sau mỗi 8 giờ hoặc theo hướng dẫn sử dụng.

Bước 6: Rửa tay sau khi dán.

>> Xem thêm: 5+ Tác dụng phụ sau khi tiêm HPV & cách khắc phục ít ai biết

Lưu ý quan trọng khi sử dụng miếng dán giảm đau: 

  • Không sử dụng miếng dán giảm đau cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Không sử dụng miếng dán trên vùng da có vết thương hở.
  • Không dán miếng giảm đau ở khu vực xung quanh mắt và niêm mạc. 
  • Tránh sử dụng miếng dán trên diện tích lớn và trong khoảng thời gian kéo dài.
  • Có thể kết hợp sử dụng các loại sản phẩm hỗ trợ giảm đau theo dạng "Trong uống - Ngoài thoa" để tăng hiệu quả giảm đau. Một số sản phẩm được nhiều người tin dùng phải kể đến bộ đôi xương khớp Khương Thảo Đan.

Bộ đôi hỗ trợ cải thiện xương khớpBộ đôi hỗ trợ cải thiện xương khớp từ nhiều thảo dược tự nhiên

Gợi ý các loại miếng dán giảm đau không kê đơn

Theo bài viết “Cao dán giảm đau: Công dụng và những lưu ý khi sử dụng”, được Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh tham vấn y khoa: 

Hiện nay trên thị trường có nhiều miếng dán giảm đau cơ xương khớp không kê đơn, điển hình như:

  • Miếng dán Salonpas: chứa methyl salicylate 10% và menthol 3%, giúp giảm đau nhức hiệu quả. Giá bán: Khoảng 312.000 VNĐ/hộp.
  • Cao dán Tiger Balm Plaster: chứa camphor (1%), tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp, menthol, dịch chiết ót, giúp giảm đau nhức và làm ấm cơ thể. Giá bán: Khoảng 408.000 VNĐ/hộp.
  • Cao dán giảm đau Fujisip: chứa menthol, camphor, tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu quế, kẽm oxyd, giúp giảm đau nhức và sát khuẩn. Giá bán: Khoảng 150.000 VNĐ/hộp.
  • Miếng dán giảm đau lưng ThermaCare® HeatWraps Back & Hip (Mỹ): tạo nhiệt nhờ vào thành phần sắt và cacbon, giúp giảm đau nhức và làm giãn cơ. Giá bán: Khoảng 737.000 VNĐ/hộp.

Ngoài ra, còn rất nhiều sản phẩm miếng dán giảm đau khác chứa thành phần thảo dược, dược liệu thường dùng để giảm đau cơ, xương, khớp. Do đó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng (được in trên bao bì) để sử dụng đúng lúc, đúng liều lượng, tránh tác dụng phụ của miếng dán giảm đau.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, dán miếng dán giảm đau chỉ là biện pháp mang tính tạm thời. Bạn nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để biết chính xác các tổn thương khi có biểu hiện đau nhức.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/03/21

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.