Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

7+ Tác dụng phụ của Paracetamol tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khoẻ

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Lại Văn Việt

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Công nghiệp dược

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến và được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, thông tin về tác dụng phụ của paracetamol ít được đề cập, khiến nhiều người gặp biến chứng nghiêm trọng khi lạm dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về paracetamol, tác dụng phụ và cách sử dụng an toàn để bảo vệ sức khỏe.

tác dụng phụ của paracetamolKhám phá tác dụng phụ của thuốc paracetamol

Tìm hiểu chung về Paracetamol

Paracetamol, còn được gọi là acetaminophen, là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt phổ biến, được sử dụng rộng rãi để điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau răng và sốt. 

Tác dụng của Paracetamol chủ yếu giúp làm giảm cơn đau từ mức độ nhẹ đến vừa, phù hợp với nhiều đối tượng và độ tuổi.

Paracetamol hoạt động bằng cách ức chế enzyme cyclooxygenase (COX) trong hệ thần kinh trung ương. Điều này giúp giảm sản xuất các chất gây viêm như prostaglandin, từ đó giảm đau và hạ sốt. Không giống như các thuốc giảm đau khác, paracetamol không có tác dụng chống viêm mạnh và ít ảnh hưởng đến dạ dày và ruột.

tác dụng phụ paracetamolParacetamol là thuốc không kê đơn

Tác dụng phụ của Paracetamol

Mặc dù paracetamol được coi là an toàn khi sử dụng đúng liều, nhưng chúng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Một số tác dụng phụ của paracetamol có thể xảy ra, bao gồm: tổn thương gan, dị ứng da, rối loạn máu,...

Phát ban

Phát ban là một trong các tác dụng phụ paracetamol phổ biến, thường biểu hiện dưới dạng mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay. Phát ban thường nhẹ và tự khỏi sau khi ngừng dùng thuốc.

Ngoài ra, người dùng có thể nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy kèm theo mẩn gù trên da, có thể lan rộng và gây khó chịu.

Mất ngủ, lo âu

Trong Paracetamol Extra (đỏ) chứa caffeine - chất kích thích có thể gây mất ngủ, khó ngủ, hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ hiện có. Do đó, nếu dùng paracetamol liều cao hơn khuyến cáo có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, dẫn đến lo âu, kích động và gây rối giấc ngủ.

Khó thở

Paracetamol có thể gây khó thở, co thắt phế quản ở người bệnh hen, người nhạy cảm với aspirin hoặc các NSAID khác.

tác dụng phụ của paracetamol 500mgLạm dụng paracetamol gây khó thở

Rối loạn máu

Sử dụng Paracetamol lâu ngày có thể gây thiếu máu do phá hủy hồng cầu. Quá trình này liên quan đến các cơ chế phức tạp, bao gồm tác động oxy hóa và hình thành các chất trung gian độc hại, dẫn đến tổn thương hồng cầu và giảm khả năng vận chuyển oxy của chúng.

Rối loạn tiêu hóa

Sau khi uống từ 2-3 giờ, người dùng có thể cảm thấy buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày nếu sử dụng cùng với rượu hoặc các thuốc khác có hại cho dạ dày.

Tuy nhiên, rối loạn tiêu hóa vẫn là một trong những tác dụng phụ của thuốc giảm đau paracetamol hiếm gặp.

>> Xem thêm: 13 Tác dụng phụ của Corticoid và cách khắc phục ít người biết!

Tổn thương gan

Dùng paracetamol quá liều có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến suy gan. Dấu hiệu của tổn thương gan bao gồm vàng da, vàng mắt, đau bụng trên bên phải, và buồn nôn kéo dài.

Tương tác thuốc

Paracetamol có thể tương tác với một số loại thuốc khác như: thuốc chống đông máu (warfarin), thuốc chống co giật (phenytoin), làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

tác dụng phụ của thuốc paracetamolThành phần trong paracetamol có thể tương tác với một số loại thuốc

Ai có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ của paracetamol?

Một số nhóm người thường có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc paracetamol cao hơn bình thường, bao gồm:

  • Người cao tuổi: Khi lão hóa, hệ thống chuyển hóa của người cao tuổi bị yếu hơn, từ đó gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
  • Trẻ em: Trẻ em cần được giám sát chặt chẽ khi sử dụng paracetamol để tránh quá liều.
  • Phụ nữ mang thai: Thực tế, Paracetamol không nằm trong danh sách các thuốc chống chỉ định cho thai phụ. Thế nhưng, mẹ bầu vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi trong bụng.
  • Người có tiền sử bệnh gan, thận: Nhóm người này cần thận trọng khi sử dụng paracetamol và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

>> Xem thêm:

Cách phòng tránh và xử lý tác dụng phụ của paracetamol

Để phòng tránh và xử lý kịp thời tác dụng phụ paracetamol, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Sử dụng đúng liều: Tuân thủ đúng liều lượng hướng dẫn hoặc theo chỉ định của bác sĩ là cách đơn giản, hiệu quả nhất để phòng tránh tác dụng không mong muốn.
  • Tránh kết hợp với rượu: Cả paracetamol và rượu đều được chuyển hóa bởi gan. Khi sử dụng đồng thời, gan phải làm việc quá sức để xử lý cả hai chất, dẫn đến nguy cơ tổn thương gan cao hơn.
  • Kiểm tra tương tác thuốc: Trước khi sử dụng paracetamol, hãy kiểm tra xem chúng có bất kỳ tương tác nào với các loại thuốc bạn đang dùng hay không.
  • Lưu ý các dấu hiệu bất thường: Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi sử dụng thuốc giảm đau paracetamol, hãy ngừng sử dụng và tìm kiếm sự tư vấn y tế.

Liều dùng Paracetamol đối với mỗi người là khác nhau, tuỳ thuộc vào loại thuốc, cân nặng và tình trạng bệnh lý của cơ thể. Đối với người trưởng thành, liều tối đa paracetamol cho người lớn là 4g/ngày (tương đương 8 viên paracetamol 500mg).

tác dụng phụ của thuốc giảm đau paracetamolChỉ nên uống paracetamol với liều lượng vừa đủ

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Phần lớn tác dụng phụ paracetamol đều tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu rơi vào một trong những tình trạng sau, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Đau bụng trên bên phải: Đây có thể là dấu hiệu ban đầu của tổn thương gan.
  • Vàng da hoặc vàng mắt: Đây là triệu chứng rõ rệt của suy gan.
  • Buồn nôn kéo dài: Nếu cảm giác buồn nôn không giảm đi sau một thời gian ngắn.
  • Dị ứng nghiêm trọng: Phát ban nặng, khó thở, sưng môi, lưỡi hoặc mặt.

Xem thêm:

Cách sử dụng paracetamol an toàn

Paracetamol có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, không chỉ đơn thuần là uống với nước lọc. Tuy nhiên, cách sử dụng phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nhu cầu của người dùng. 

Dưới đây là một số cách sử dụng paracetamol phổ biến:

  • Dạng viên nén: Uống thuốc với 1 ly nước lọc đầy là cách sử dụng paracetamol truyền thống nhất. 
  • Dạng viên sủi: Paracetamol dạng viên sủi được hòa tan trong một lượng nước nhất định trước khi uống. Đây là cách sử dụng paracetamol dễ dàng và tiện lợi, đặc biệt cho trẻ em.
  • Dạng đặt hậu môn: Paracetamol dạng viên đặt hậu môn thường được sử dụng cho trẻ em hoặc người lớn không thể uống thuốc. Viên đặt hậu môn được đưa vào trực tràng, nơi thuốc được hấp thụ vào cơ thể.
  • Dạng dung dịch: Paracetamol dạng dung dịch có thể được sử dụng cho trẻ em hoặc người lớn gặp khó khăn khi nuốt viên thuốc. Dung dịch paracetamol thường được uống bằng thìa hoặc ống tiêm.

>> Có thể bạn quan tâm: 13 Tác dụng phụ của Corticoid và cách khắc phục ít người biết!

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau paracetamol

Trong quá trình dùng thuốc paracetamol, người dùng cần chú ý một số thông tin sau:

  • Nên uống paracetamol với nước lọc, tránh uống thuốc với nước trái cây hoặc đồ uống có cồn vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
  • Nên uống thuốc sau bữa ăn 30 phút đến 1 giờ để giảm thiểu nguy cơ kích ứng dạ dày.
  • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi không nên sử dụng paracetamol trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Bảo quản paracetamol ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Không tự ý tăng liều hoặc sử dụng paracetamol quá thường xuyên vì có thể dẫn đến nguy cơ quá liều.
  • Không tự ý sử dụng paracetamol để điều trị các bệnh lý khác mà không có chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại, paracetamol là một loại thuốc an toàn và hiệu quả khi được sử dụng đúng cách. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên bao bì, lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ của paracetamol, giúp đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bản thân.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/06/21

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.