Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bật mí 7 tác dụng phụ của thuốc an thần ít ai biết!

Thẩm định bởi:

Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng

Chuyên khoa: Đa khoa, dược liệu, dược cổ truyền

Thuốc an thần là "vị cứu tinh" cho những ai đang gặp vấn đề về lo âu, mất ngủ, co giật,... Tuy nhiên, ẩn sau lợi ích đó là những tác dụng phụ của thuốc an thần mà ít ai biết đến. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin, giúp bạn giải đáp uống thuốc an thần có ảnh hưởng gì không, sử dụng thuốc an thần sao cho hiệu quả. 

tác dụng phụ của thuốc an thầnKhám phá các tác dụng phụ ít người biết của thuốc an thần

Tổng quan về thuốc an thần

Thuốc an thần là tên gọi chung cho các nhóm thuốc dùng để trấn an, điều hoà về tinh thần, bao gồm: nhóm thuốc ngủ, thuốc chống tâm thần, thuốc chống lo lắng, và một số thuốc chống trầm cảm. 

Tác dụng của thuốc an thần là cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều người gặp vấn đề về giấc ngủ, lo âu, căng thẳng hoặc các rối loạn tâm thần. Ngoài ra, thuốc an thần cũng được sử dụng nhiều trong tiền mê, trước khi mổ nhằm giảm lo âu, sợ hãi của người bệnh.

Hiện nay, các loại thuốc an thần phổ biến bao gồm:

  • Benzodiazepines: Như diazepam, lorazepam, và alprazolam, được sử dụng để giảm lo âu và hỗ trợ giấc ngủ.
  • Non-benzodiazepines: Như zolpidem, eszopiclone và zaleplon, thường được kê đơn cho các vấn đề về giấc ngủ.
  • Thuốc Kháng Histamine: Như diphenhydramine và doxylamine, cũng có tác dụng an thần và thường có sẵn mà không cần kê đơn.

Tùy vào dạng bào chế, liều lượng sử dụng và tình trạng sức khỏe mà thuốc sẽ có hiệu quả khác nhau ở mỗi người. 

Vậy uống thuốc an thần bao lâu thì có tác dụng? Trung bình, thuốc an thần bắt đầu có tác dụng trong 30 phút đến 1 tiếng kể từ khi uống, và có tác dụng kéo dài từ 6 - 8 tiếng. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy theo các yếu tố nêu trên.

tác dụng của thuốc an thầnThuốc an thần có nhiều loại với nhiều công dụng khác nhau

>> Xem thêm: 5+ Lá cây chữa zona thần kinh với hiệu quả bất ngờ, xem ngay!

Tác dụng phụ của thuốc an thần

Các tác dụng phụ của thuốc an thần phổ biến, bao gồm:

Buồn ngủ quá mức

Cơ chế tác dụng của thuốc an thần gây ngủ, do đó nhiều người cảm thấy buồn ngủ quá mức ngay sau khi uống thuốc. Điều này có thể làm giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc hàng ngày. 

Đặc biệt, nếu sử dụng thuốc an thần khi lái xe hoặc vận hành máy móc, nguy cơ tai nạn có thể tăng cao.

>> 13 Tác dụng phụ của Corticoid và cách khắc phục ít người biết!

Chóng mặt, mệt mỏi

Người sử dụng thuốc an thần có thể cảm thấy chóng mặt hoặc mệt mỏi. Tình trạng này có thể kéo dài suốt cả ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến các hoạt động thường nhật.

Nhức đầu

Nhức đầu là tác dụng phụ thường gặp của thuốc an thần, đặc biệt là khi sử dụng thuốc với liều cao hoặc trong thời gian dài.

tác dụng phụ thuốc an thầnThành phần trong thuốc an thần gây nhức đầu, mệt mỏi

Rối loạn tiêu hóa

Thuốc an thần có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, hoặc buồn nôn. Dù đây không phải những tác dụng phụ không quá nghiêm trọng nhưng vẫn có thể gây khó chịu cho người sử dụng.

>> Xem thêm: 5+ Tác dụng phụ sau khi tiêm HPV & cách khắc phục ít ai biết

Tăng nguy cơ té ngã

Có thể bạn chưa biết, các thành phần trong thuốc an thần có thể ảnh hưởng đến thăng bằng, khiến bạn dễ bị té ngã, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Phụ thuộc thuốc

Khiến người dùng bị phụ thuộc là tác dụng phụ của thuốc an thần. Bởi, nếu sử dụng thuốc an thần trong thời gian dài, cơ thể người dùng đã quen với thuốc và sẽ rất khó khăn khi ngừng thuốc. Thậm chí, một số trường hợp nhờn thuốc cần tăng liều để đạt được hiệu quả tương tự.

>> Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng và cách giảm đau, lưu lại ngay!

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

Thuốc an thần có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các vấn đề như mất trí nhớ, giảm khả năng phán đoán và phối hợp. Những tác dụng phụ này đặc biệt nguy hiểm đối với người cao tuổi.

Ngoài ra, lạm dụng thuốc an thần gây nhận thức kém, khó tập trung hoặc suy nghĩ chậm chạp. Đồng thời, theo thời gian, bạn sẽ cảm thấy phản xạ suy giảm, cần nhiều thời gian hơn để phản ứng với những gì xảy ra xung quanh.

uống thuốc an thần bao lâu thì có tác dụngSử dụng thuốc an thần sai cách gây khó tập trung, giảm trí nhớ,...

Cách khắc phục tác dụng phụ của thuốc an thần

Để giảm thiểu và khắc phục những tác dụng phụ của thuốc an thần gây ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây.

Điều chỉnh liều lượng

Khi gặp tác dụng phụ thuốc an thần, bạn có thể giảm liều từ từ, không ngừng thuốc đột ngột để tránh các triệu chứng cai nghiện hoặc dấu hiệu bất thường. 

Tuy nhiên, trước khi điều chỉnh liều lượng, hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng việc thay đổi liều an thần là an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, hỗ trợ hệ thần kinh và giảm thiểu các tác dụng phụ thuốc an thần như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,...

Mặt khác, hãy hạn chế tiêu thụ caffeine và đồ uống có cồn, vì chúng có thể làm tăng cảm giác lo âu và giảm hiệu quả của thuốc an thần.

>> Xem thêm:

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm thiểu tác dụng phụ như chóng mặt và thường xuyên mệt mỏi.

Các hoạt động thể chất như yoga, đi bộ hay bơi lội có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu, từ đó giảm nhu cầu sử dụng thuốc an thần.

thuốc an thần có tác dụng phụ gìDuy trì thói quen tập luyện giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm tác động không mong muốn từ thuốc

Nghỉ ngơi hợp lý

Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến não và sức mạnh cơ thể. Vì thế, việc thay đổi thói quen ngủ, như đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, vừa giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, vừa giúp bạn không bị phụ thuộc quá nhiều vào thuốc an thần.

>> 1 Viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu? Có nguy hiểm không?

Sử dụng các biện pháp hỗ trợ

Thực hiện các kỹ thuật thở sâu, thiện giúp giải tỏa căng thẳng, giảm lo âu và cải thiện giấc ngủ đáng kể. Chưa hết, nếu là người yêu thích massage, bạn có thể sử dụng các liệu pháp massage hoặc aromatherapy để thư giãn cơ thể và tinh thần.

Một số thảo dược như cúc La Mã, cây nữ lang (valerian), và cây hoa oải hương có khả năng giảm lo âu và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Thăm khám định kỳ cũng là một trong những cách ngăn ngừa, khắc phục tác dụng phụ thuốc an thần hiệu quả. Bởi, qua mỗi lần tầm soát, bác sĩ có thể đánh giá và theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn, từ đó phát hiện các bất thường và điều chỉnh thuốc kịp thời (nếu cần thiết).

uống thuốc an thần có ảnh hưởng gì khôngĐi khám thường xuyên giúp phát hiện và điều trị sớm tác dụng phụ thuốc an thần

7 Lưu ý khi sử dụng thuốc an thần

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc an thần, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc an thần theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng hoặc thời gian sử dụng thuốc.
  • Thông báo cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng và thảo dược.
  • Tránh sử dụng thuốc an thần khi đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi, người có tiền sử bệnh lý tim mạch, hô hấp, tiêu hóa hoặc người đang lái xe, vận hành máy móc.
  • Bảo quản thuốc an thần ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và xa tầm tay trẻ em.
  • Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc an thần, hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Tóm lại, thuốc an thần là một loại thuốc hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh lý, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp nhằm tránh tác dụng phụ của thuốc an thần, đảm bảo an toàn cho bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/06/01

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.