Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tác dụng phụ của thuốc ngủ là gì? Những lưu ý khi sử dụng

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Thùy

Chuyên khoa: Công Nghiệp Dược

Hiện nay, tỷ lệ người mắc phải chứng mất ngủ hoặc gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ do đang ngày càng gia tăng. Do đó, không ít người bệnh đã tìm tới sự hỗ trợ từ thuốc ngủ, mà không lường trước được những tác hại cho sức khỏe khi tự ý sử dụng. Vậy tác dụng phụ của thuốc ngủ là gì? Nên sử dụng thế nào để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn? Cùng Dược Thái Minh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

tác dụng phụ của thuốc ngủTìm hiểu tác dụng phụ của thuốc ngủ

Thuốc ngủ có tác dụng gì?

Thuốc ngủ là một loại thuốc có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp người bệnh nhanh chìm vào giấc ngủ và giảm bớt tình trạng căng thẳng, lo lắng. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, thức giấc lúc nửa đêm và không thể ngủ ngon trở lại.

Hiện nay, trên thị thường có nhiều loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ khác nhau, mỗi loại có cấu trúc hóa học và tác dụng dược lý riêng biệt. Việc sử dụng thuốc ngủ trong thời gian ngắn có thể coi là giải pháp tạm thời, nhưng không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài vì sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về lâu dài. Vậy thuốc ngủ có tác dụng bao lâu? Thông thường, những thuốc hỗ trợ giấc ngủ sẽ có tác dụng từ 6 giờ đến 8 giờ, do đó người bệnh cần quản lý thời gian một cách cẩn thận. 

thuốc ngủ có tác dụng bao lâuThuốc ngủ người bệnh nhanh chóng chìm vào giấc ngủ 

Các loại thuốc ngủ hiện nay

Dựa vào cấu trúc hóa học và tác dụng dược lý riêng biệt, mà thuốc ngủ được chia thành từng nhóm sau:

Dẫn xuất của Benzodiazepine (BZD) 

Đây là một loại thuốc ngủ có tác dụng mạnh, làm tăng mức độ chất dẫn truyền thần kinh GABA trong não, nhằm giúp người bệnh buồn ngủ, ngủ ngon hơn và giảm trạng thái lo lắng, mệt mỏi. Nhóm thuốc này bao gồm clonazepam, alprazolam, lorazepam và diazepam, có sẵn ở dạng tác dụng ngắn và dài. Tuy nhiên, chúng có thể gây nên một số tác dụng phụ như chóng mặt, khó chịu và trầm cảm, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh gan và thận.

Dẫn xuất của  Barbiturat

Nhóm này có tác dụng an thần, gây ngủ mạnh và thời gian tác dụng kéo dài. Một số thuốc tiêu biểu như Phenobarbital (Gardenal), Pentobarbital (Nembutal). Tuy nhiên, khi sử dụng quá liều có thể gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như như gây nghiện, ức chế hô hấp, giảm khả năng tập trung,...Nên nhóm thuốc này ít được sử dụng hiện nay, chỉ dùng trong một số trường hợp đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ.

>> 13 Tác dụng phụ của Corticoid và cách khắc phục ít người biết!

>> 7+ Tác dụng phụ của Paracetamol tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khoẻ

Thuốc không chứa benzodiazepine (Non-BZD) 

Đây là loại thuốc ngủ có tác dụng nhanh sau 30 phút uống và kéo dài đến 8 giờ. Thuốc giúp người bệnh có cảm giác buồn ngủ, ngủ ngon hơn và xoa dịu sự lo lắng mà không gây cảm thấy choáng váng vào buổi sáng. Nhóm thuốc này bao gồm Zolpidem, Ambien và Zopiclone.

Thuốc chống trầm cảm 

Đây là một nhóm thuốc có thể điều trị trầm cảm, căng thẳng và lo lắng. Ngoài ra còn được sử dụng để chữa chứng đau nửa đầu và hội chứng ruột kích thích (IBS). Những loại thuốc này hoạt động trên các chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung ương để gây cảm giác buồn ngủ, giảm lo lắng và cơ thể được thư giãn. Tuy nhiên thuốc có thể gây nên một số tác dụng như táo bón, khó tiểu, khô miệng hoặc cổ họng, giảm ham muốn tình dục và tăng cân.

>> Xem thêm:

Tác dụng phụ của thuốc ngủ là gì?

Tác dụng phụ thuốc ngủ bắt đầu trở nên rõ ràng hơn khi người bệnh ngày càng lệ thuộc và không thể ngủ nếu không uống thuốc. Việc ngừng sử dụng thuốc đột ngột có thể gây ra các triệu chứng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn. Vậy uống thuốc ngủ có tác dụng phụ gì? 

Lệ thuộc vào thuốc

Đối với triệu chứng mất ngủ tạm thời, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thuốc ngủ uống trong vài tuần. Tuy nhiên, sau khi sử dụng liên tục, ngay cả khi nó không nhằm mục đích lâu dài, thì có thể làm giảm dung nạp thuốc ở một số thuốc ngủ như benzodiazepine, zolpidem…

Ngoài ra, người bệnh gặp phải hiện tượng phụ thuộc về mặt tâm, ví dụ như việc đi ngủ mà không uống thuốc là bắt đầu khó chịu và lo lắng, không ngủ được. Nhiều nghiên cứu thấy rằng, sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng lớn và cản trở giấc ngủ sau này. Vì thế cách tốt nhất để tránh phụ thuộc là uống theo chỉ định bác sĩ và ngừng khi được khuyến cáo.

tác dụng phụ thuốc ngủLệ thuộc vào thuốc là tác dụng phụ phổ biến

Buồn ngủ vào ngày hôm sau

Một số loại thuốc ngủ có tác dụng lâu dài và ảnh hưởng đến người bệnh khi họ thức dậy vào ngày hôm sau. Trong một số nghiên cứu, có đến 80% số người dùng thuốc hỗ trợ giấc ngủ bị mất tập trung hoặc cảm thấy uể oải vào ngày hôm sau. Do đó, người bệnh nên quản lý thời gian uống thuốc sao cho phù hợp, không nên dùng quá muộn.

Hội chứng Parasomnias

Một số thuốc ngủ có tác dụng phụ rất phức tạp, gây ra nhiều rối loạn trong giấc ngủ được gọi là Parasomnias. Parasomnias vô cùng nguy hiểm vì khi tỉnh dậy, người bệnh không thể nhớ chuyện gì đã xảy ra từ đêm qua. Cụ thể về những cử động, hành vi khó kiểm soát như mộng du, đái dầm, ăn uống, gọi điện thoại hoặc quan hệ tình dục trong trạng thái ngủ. Trong đó lái xe trong trạng thái không tỉnh táo là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng tới sự an toàn và tính mạng.

Tiêu chảy hoặc táo bón

Đây là một tác dụng phụ phổ biến của thuốc ngủ, bởi những thuốc hỗ trợ giấc ngủ có khả năng kích thích thần kinh giao cảm và gây ra cảm giác chướng bụng, khó tiêu, cuối cùng dẫn tới táo bón. Việc kích thích thần kinh giao cảm cũng kích thích hoạt động của ruột như co bóp để đẩy thức ăn qua hệ tiêu hóa, khiến người bệnh bị tiêu chảy khi ruột hoạt động mạnh. Tiêu chảy hay táo bón nhẹ có thể tự khỏi trong 1 - 2 ngày. Còn nếu nặng hơn thì phải hỏi bác sĩ.

>> Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc amlodipin 5mg là gì? Cách dùng an toàn

Dị ứng

Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, thì có thể xảy ra phản ứng dị ứng. Do đó, hãy nói chuyện với bác sĩ để có lựa chọn phù hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu đầu tiên khi bị dị ứng với thuốc:

  • Mờ mắt, khó nuốt
  • Đau ngực và khó thở
  • Nôn, buồn nôn
  • Tim đập nhanh
  • Ngứa, phát ban
  • Sưng mặt, mắt, môi

Ngoài ra, còn một phản ứng cấp tính nguy hiểm có thể gây tử vong là sốc phản vệ. Nếu gặp tình trạng dị ứng nghiêm trọng, hãy đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức. 

thuốc ngủ tác dụng bao lâuDị ứng với thành phần của thuốc là trường hợp nguy hiểm

Các tác dụng phụ khác

Những tác dụng phụ thường gặp khác khi dùng thuốc ngủ có thể là đau đầu, khô miệng, yếu cơ, khó tiêu, đầy hơi, đau bụng hoặc chướng bụng. Ngoài ra, người bệnh còn còn có nguy cơ bị suy hô hấp trong khi ngủ, hen suyễn hay khí phế thũng.

>> Xem thêm:

Những lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ để hạn chế tác dụng phụ

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa giúp người bệnh hạn chế được tác dụng phụ khi uống thuốc hỗ trợ giấc ngủ:  

  • Chỉ nên sử dụng khi được sự đồng ý của bác sĩ, do đó hãy tới bệnh viện để kiểm tra và thăm khám, sau đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp
  • Không sử dụng thuốc khi chưa thực sự cần đi vào giấc ngủ
  • Không tự ý tăng liều, nếu thấy không hiệu quả hãy hỏi lại bác sĩ chuyên môn
  • Không uống rượu khi đang sử dụng thuốc ngủ vì có thể làm tăng tác dụng phụ và dẫn tới ngộ độc
  • Không ăn quá no vì có thể làm tăng cao lượng đường trong máu, khiến khó ngủ hơn
  • Nên nhờ người thân theo dõi tình trạng Parasomnias nếu có
  • Phối hợp với việc điều chỉnh giấc ngủ và sử dụng thuốc ngủ để không rơi vào tình trạng ngủ quá muộn hoặc thức dậy quá sớm

Tóm lại, việc nhận thức được tác dụng phụ của thuốc ngủ là rất quan trọng, vì sẽ giúp người bệnh can thiệp và xử lý kịp thời. Đồng thời, uống thuốc ngủ trong một thời gian dài không phải là giải pháp tốt. Do đó, khi người bệnh có triệu chứng mất ngủ, rối loạn lo âu thì hãy đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, tránh lạm dụng thuốc.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/06/22

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.