Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

10 Tác dụng phụ khi uống canxi mà bạn không nên chủ quan

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Canxi là một khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò duy trì sức khỏe của cơ bắp, xương và răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người dùng thường cảm thấy mệt mỏi, đau bụng buồn nôn,...sau khi bổ sung Canxi. Vậy đây có phải là tác dụng phụ khi uống canxi không? Và nên uống canxi như thế nào cho đúng?

tác dụng phụ khi uống canxiNhững tác dụng phụ khi uống Canxi

10 tác dụng phụ của uống canxi

Canxi là một khoáng chất quan trọng, đem đến nhiều lợi ích sức khỏe như phát triển xương và thể chất, duy trì mật độ xương, hỗ trợ tim mạch, kiểm soát huyết áp…Tuy nhiên, việc tự ý bổ sung canxi cùng hàm lượng cao kéo dài có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ như:

  • Táo bón

Táo bón là tác dụng phụ xảy ra khi người bệnh bổ sung canxi với liều lượng quá cao, đặc biệt dạng canxi vô cơ như canxi carbonate, khiến cơ thể khó hấp thu hoàn toàn. Theo các nghiên cứu, trẻ nhỏ có thể hấp thu 60% lượng canxi được cung cấp, trong khi người trưởng thành có tỷ lệ thấp hơn.

Lượng canxi dư thừa còn lại kết hợp cùng chất xơ trong thực vật và dẫn đến tủa canxi, rồi tự đào thải ra ngoài. Canxi có tính hút nước, nên khi tới ruột non, chúng sẽ hút cạn nước và làm phân rắn, cứng. Ngoài ra, khi sử dụng chung canxi với thức ăn nhiều sắt, sữa, axit béo và protein cũng có thể làm cản trở khả năng hấp thu canxi và gây táo bón. 

tác dụng phụ của uống canxiTáo bón là tác dụng phụ phổ biến khi dùng canxi quá liều

  • Nhiễm độc vitamin D

Uống canxi có tác dụng phụ gì? Khi sử dụng chất bổ sung canxi và thuốc vitamin D cùng một lúc có thể khiến người bệnh gặp phải nguy cơ ngộ độc vitamin D. Nguyên nhân là do khi vitamin D hấp thụ vào cơ thể, nó sẽ chuyển hóa thành cholecalciferol (D3) và được gan hấp thụ. Sau đó chất này tiếp tục chuyển hóa thành calcifediol trước khi đến thận. Lúc này, calcifediol chuyển hóa thành calcitriol - dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Do đó, nếu không may dùng quá liều canxi, sẽ khiến tình trạng canxi trong máu tăng, gây buồn nôn, chán ăn và tiểu nhiều.

  • Buồn nôn

Việc dùng lúc đói hoặc quá liều canxi có thể gây kích thích đường tiêu hóa và tăng sản xuất axit dạ dày. Điều này khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, buồn nôn.

  • Biếng ăn

Biếng ăn là tác dụng phụ khi trẻ uống canxi và cũng có thể xảy ra ở cả người lớn. Khi uống sau cách, dẫn tới quá liều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến người bệnh bị tiêu chảy, ăn không ngon và giảm hấp thu chất dinh dưỡng khác.

  • Đau xương và các cơ

Theo nhiều nghiên cứu, việc bổ sung quá liều canxi là nguyên nhân gây vôi hóa xương khớp khiến xương ngày yếu đi và kém linh hoạt, dễ gãy hơn. Ngoài ra còn gây chuột rút, co cơ và đau nhức cơ.

  • Mệt mỏi và mất tập trung

Khi lượng canxi trong máu tăng, sẽ gây cản trở hoạt động của não và dẫn tới mất tập trung, mệt mỏi, nặng hơn có thể bị trầm cảm.

uống thuốc canxi có tác dụng phụ gìMệt mỏi và mất tập trung là hai biểu hiện khi bổ sung canxi quá nhiều

 

  • Khô miệng

Khi hấp thu lượng canxi quá nhiều, việc tiết nước bọt sẽ giảm đi đáng kể, khiến người bệnh cảm thấy khô miệng. Tình trạng này có thể kéo dài và ảnh hưởng đến quá trình nuốt thức ăn, gây ra vấn đề tiêu hóa và giảm vị giác.

  • Rối loạn nhịp tim

Khi sử dụng quá liều canxi, nồng độ canxi trong máu tăng lên đột ngột và gây rối loạn nhịp tim. Dưới ảnh hưởng đó, cơ thể tiết nhiều hormone khác nhau và tạo ra những cơn đau tim. Ngoài ra, thừa canxi còn gây huyết áp thấp và chóng mặt.

>> Xem thêm:

Sau khi bổ sung canxi vào cơ thể, nó sẽ hấp thu nhanh chóng qua thành ruột rồi vào máu. Do đó, nếu kết hợp với oxalat có trong thận sẽ gây hiện tượng lắng đọng. Nên nếu không may bổ sung quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng thận 

  • Cáu kỉnh

Theo các nhà khoa học, bổ sung canxi quá nhiều sẽ gây tăng hấp thụ canxi và phosphat trong đường tiêu hóa, gây tích tụ canxi trong máu và các tế bào khác. Tình trạng này khiến người bệnh dễ cáu kỉnh hơn, đau đầu, mệt mỏi, tiểu nhiều,...

Tác dụng phụ của canxi cho bà bầu thường khá nguy hiểm, vì có thể gây tác động xấu tới thai nhi như tăng canxi huyết làm nồng độ canxi trong máu tăng cao. Ngoài ra còn gây rối loạn tiêu hóa, sỏi thận, táo bón,...đối với mẹ bầu.

tác dụng phụ khi uống canxi bầuBà bầu nên bổ sung canxi theo chỉ định bác sĩ

>> 10 + Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh bạn cần nắm rõ!

>> Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng và cách giảm đau, lưu lại ngay!

Hướng dẫn uống Canxi đúng cách

Để tránh gặp phải những tác dụng phụ kể trên, người dùng cần sử dụng canxi đúng liều lượng được khuyến nghị mỗi ngày, cụ thể:

Trẻ em:

  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 700 - 1000mg/ngày
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 1000 - 300 mg/ngày
  • Trẻ từ 9 đến 18 tuổi: 1300mg/ngày

Người lớn:

  • Từ 19 đến 50 tuổi: 1000mg/ngày
  • Nam trên 70 tuổi và nữ trên 50 tuổi: 1200mg/ngày
  • Nam trên 51 tuổi: 1000 - 1300 mg/ngày
  • Phụ nữ trên 51 tuổi: 1200 - 1500 mg/ngày

Phụ nữ mang bầu hoặc cho con bú: Trường hợp này các mẹ bầu nên hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có liều dùng phù hợp, thông thường chỉ nên bổ sung 1000 - 13000mg/ngày. 

Việc bổ sung canxi không nên kéo dài mà cần theo khuyến cáo y khoa. Nên uống canxi theo đợt, mỗi đợt dài 2 - 3 tháng, mỗi năm 2, 3 đợt. 

uống canxi có tác dụng phụ khôngHướng dẫn uống Canxi đúng cách

Những lưu ý khi bổ sung Canxi 

Để tránh gặp phải tác dụng phụ khi uống Canxi, chúng ta cần lưu ý một số việc quan trọng sau đây:

  • Nên theo liều lượng mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị cho từng độ tuổi. Chia nhỏ liều canxi trong ngày thay vì dùng một liều lớn và không nên uống liều cao vì có thể dẫn đến tác dụng phụ
  • Tránh kết hợp canxi và thực phẩm giàu sắt hoặc thuốc bổ sung sắt vì có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể
  • Nên uống canxi vào sau bữa ăn sáng 1 tiếng để cơ thể hấp thu tốt nhất. Không nên uống vào buổi tối vì sẽ gây khó ngủ. Đặc biệt không uống canxi cùng lúc với thực phẩm giàu oxalat như bông cải xanh, rau bina,...vì gây cản trở hấp thu canxi
  • Tăng cường uống nước để hạn chế táo bón và hỗ trợ quá trình hấp thu canxi
  • Cần kiểm tra xem canxi có tương tác với thuốc tây mà bạn đang sử dụng hay không? Sau đó hỏi ý kiến bác sĩ để giảm thiểu tác dụng phụ
  • Sử dụng nguồn canxi tự nhiên như sữa, sữa chua, cá hồi, rau xanh, phô mai,...
  • Không nên uống nước ngọt, nước có gas sau khi bổ sung canxi vì có thể dẫn tới tình trạng men răng yếu đi và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của xương.

Canxi là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe con người, nhưng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ khi uống canxi như táo bón, sỏi thận, buồn nôn,...nếu không sử dụng đúng cách. Do đó hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống canxi và tuân thủ những lưu ý trên. Đồng thời duy trì thói quan tập thể dục và tránh hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/06/19

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.