Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Thần khúc - Vị thuốc tiêu thực hóa tích, kiện tỳ và khai vị

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Thần khúc hay kiến thần khúc là chế phẩm từ bột mì cùng các thuốc bột khác trộn đều, ép khuôn rồi lên men. Trong Đông y, vị thuốc này có tính ôn, vị ngọt cay, vào kinh tỳ, vị giúp tiêu thực hóa tích, kiện tỳ và khai vị. 

Vị thuốc tiêu thực hoá tích thần khúcThần khúc - Vị thuốc tiêu thực hóa tích, kiện tỳ và khai vị

Thần khúc là gì?

  • Tên tiếng Việt: Lục thần khúc, Lục đình khúc, Kiến thần khúc
  • Tên khoa học: Massa medicata fermentata

Thực chất, thần khúc không phải là tên của một loại dược liệu nhất định. Mà nó là một khối chất rắn được bào chế từ nhiều thành phần khác nhau, bao gồm các thảo dược, bột mì hoặc bột gạo, hồ nếp để kết dính với nhau. Những thành phần này được lên men trong điều kiện thích hợp, sau đó phơi khô và làm thuốc.

– Công thức điều chế: Để điều chế vị thuốc này rất đa dạng và được ghi chép trong nhiều sách Đông y cổ truyền. Ban đầu, vị thuốc này chỉ gồm 6 thành phần cơ bản, nhưng sau số lượng nguyên liệu tăng đến 30 - 52 loại và thường được bào chế vào mùa nóng để dễ lên men hơn. 

vị thuốc thần khúcThần khúc – chế phẩm từ bột mì cùng một số thảo dược khác

– Xuất xứ tên gọi: Tên gọi “thần khúc” bắt nguồn từ xa xưa, dân gian có quan niệm rằng các vị thần sẽ hội họp với nhau vào tháng 5 âm lịch. Do vậy, người ta thường bào chế thuốc trùng với thời điểm này với hy vọng tâm linh và đặt tên là “lục thần khúc” hay thần khúc. Bên cạnh đó, đôi khi dược liệu này còn được gọi là kiến thần khúc, bởi nó có xuất xứ từ tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc.

Vị thuốc thần khúc có tác dụng gì?

Tác dụng theo Y học cổ truyền 

Trong Đông y, vị thuốc này có vị cay ngọt, tính ôn, thông vào hai kinh Tỳ và Vị, tác dụng tiêu thực hòa vị. Chủ trị những chứng ăn không tiêu, nôn, tiêu chảy, kiết lỵ, cảm mạo bốn mùa, lợi sữa,...

  • Trích trong Sách Dược tính bản thảo: “Thần khúc hóa ngũ cốc, túc thực, trưng kết tích trệ, kiện tỳ noãn vị”.
  • Trích trong Sách Thang dịch bản thảo: “Liệu phủ tạng trung phong khí, khai vị tiêu túc thực, điều trung tán kết hạ khí. Chủ hoắc loạn, đàm nghịch trừ phiền, tâm cách khí, bổ hư, phá trưng kết, khử lãnh khí và trừ tắt ở trường vị. Ngoài ra, nó có thể trị thai động, lưng đau, ra máu không cầm”.
  • Trích trong Bản thảo kinh sơ: “Cổ nhân dùng Khúc, tức là Khúc dùng chế rượu, khí vị ôn, tính chuyên tiêu đạo, hành khí trệ tại Tỳ vị và tán phong lãnh ở tạng phủ. Người đời sau chuyên chế Thần khúc làm thuốc với lực mạnh gấp bội tửu khúc”.
  • Trích trong Sách Bản kinh phùng nguyên: “Dược liệu thần khúc có tác dụng chuyên về tiêu hóa cốc mạnh tửu tích, loại cũ tốt. Ngoài ra, nó còn có tích thuốc tiêu hóa, không tích mà uống lâu, thuốc sẽ tiêu hao nguyên khí”.

thần khúc dược liệuThần khúc - Cải thiện chứng ăn không tiêu, nôn, tiêu chảy, kiết lỵ, lợi sữa

Tác dụng theo Y học hiện đại

Hiện nay, vẫn chưa có quá nhiều nghiên cứu hiện đại về thần khúc dược liệu. Ngoài thành phần tinh dầu thì nó còn chứa chất béo đường và men lipase. Công dụng của vị thuốc này thiên về tiêu hóa, kích thích tiết dịch tiêu hóa, từ đó sử dụng trong thuốc hỗ trợ tiêu hóa.

>> Phá cố chỉ có tác dụng gì? 7+ Bài thuốc chữa bệnh cổ truyền

Bài thuốc sử dụng dược liệu thần khúc 

– Bài thuốc 1: Khó tiêu, đau bụng, nôn mửa:

  • Dược liệu: Thần khúc, mạch nha, sơn tra mỗi vị 4g
  • Sắc tất cả các dược liệu trên với nước thành thuốc rồi chia làm 3 lần uống trong ngày.

– Bài thuốc 2: Khó tiêu, đầy bụng và đi lỵ

  • Dược liệu: Thương truật, thần khúc, vỏ quýt chín phơi khô, mạch nha, hậu khác mỗi loại 14g.
  • Đem tất cả các dược liệu trên tán thành bột, dùng mỗi ngày từ 3 - 6g, chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày. 

– Bài thuốc 3: Vị hư, bụng đói nhưng không muốn ăn

  • Dược liệu: Thần khúc, vỏ quýt chín phơi khô, chỉ thực mỗi loại 120g; hậu phác, bạch truật mỗi loại 80g; bán hạ, mộc hương, cam thảo Bắc, binh lang mỗi loại 40g.
  • Đem dược liệu trên tán thành bột, vo viên, mỗi ngày dùng từ 16 - 20g. 

– Bài thuốc 4: Phục hồi sức khỏe, giảm kém ăn mất ngủ, sợ lạnh

  • Dược liệu: Mạch môn, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật mỗi loại 12g; thần khúc, sâm bố chính, mạch nha, đương quy mỗi loại 8g; bán hạ chế, hoàng cầm mỗi loại 6g; sài hồ, ích trí nhân và trần bì mỗi loại 4g; thương truật 3g.
  • Đem dược liệu trên tán thành bột, vo viên và sử dụng mỗi ngày.

thần khúc là gìBài thuốc sử dụng dược liệu thần khúc

>> Nhục thung dung - Vị thuốc hữu hiệu cho phái mạnh

Một số món ăn dùng thần khúc dược liệu

– Thần khúc tán: Dùng cho người tiêu chảy, đau bụng quặn

  • 30g thần khúc, 15g bạch truật và thục địa, đem tán bột mịn
  • Mỗi lần lấy 4g kết hợp với nước đun sôi hoặc nước gạo rang, sử dụng ngày 3 lần.

– Thần khúc nhục quế tiểu hồi tán: Dùng cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng thể lạnh bụng gây đau, hư hàn.

  • Thần khúc, nhục quế mỗi vị 10g, 5g tiểu hồi, tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần sử dụng 2g và ngày uống khoảng 2 - 3 lần.

– Bột trần khúc cam thảo trần bì: Dùng cho trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa.

  • Trần bì và thần khúc mỗi loại 10g, 5g cam thảo tán bột mịn.
  • Hòa các vị thuốc trên với nước gạo rang hoặc nước cháo rồi uống.

– Bánh canh thần khúc: Phù hợp với người lớn tuổi tỳ vị hư nhược, khó tiêu, kém ăn, hôi miệng, đầy trướng bụng, gầy yếu, ợ hơi, suy nhược, hay bị nôn khi ăn.

  • Bột mì 150g, thần khúc tán mịn 60g, nước gừng 90g và thịt dê 60g.
  • Nhào bột mì, bột thần khúc và nước gừng rồi cán thành sợi thô. Thịt dê thái lát, đem nấu như canh súp. 
  • Khi canh thịt dê chín thì cho sợi bánh canh vào, nêm gia vị cho vừa ăn rồi nấu tiếp đến khi chín. Ăn khi đói và mỗi ngày 1 lần.

Những bài thuốc, món ăn dùng thần khúc dược liệu mà chúng tôi tổng hợp chỉ mang tính chất tham khảo từ dân gian. Để đảm bảo không có bất kỳ sự ảnh hưởng nào đến sức khỏe, bạn cần sự tư vấn từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn mới có thể sử dụng. 

Lưu ý khi dùng thần khúc dược liệu chữa bệnh

  • Không sử dụng dược liệu thần khúc cho trường hợp phụ nữ không bị tích huyết sau sinh nở.
  • Người có tỳ âm hư vị hỏa thịnh hoặc người bị nóng ruột do tỳ hư, phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng.
  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả điều trị.

Trên đây là một số thông tin về vị thuốc thần khúc. Dù có tác dụng rất tốt, nhưng người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về liều dùng, cách sử dụng để dùng thuốc hiệu quả và đúng cách.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/04/20

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.