Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Thổ hoàng liên là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Thổ Hoàng Liên còn được gọi là Hoàng Liên đuôi ngựa là một loại thảo mộc quý thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae), có nguồn gốc từ các vùng núi cao Himalaya và Tây Tạng. Từ xưa, nó đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Việt Nam trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như đau dạ dày, chống viêm, giải nhiệt, sốt cao, mụn nhọt,...Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng và cách dùng thảo dược một cách hợp lý.

I. Tìm hiểu về cây Thổ hoàng liên

Hoàng liên đuôi ngựa có tên khoa học là Thalictrum foliolosum DC, thuộc họ Mao Lương, đặc biệt vào năm 2002, cây đã được ghi tên vào danh sách Dược liệu Việt nam trong cuốn Dược điển. 

1.1 Đặc điểm hình thái

Cây thuộc dạng thân nhỏ, với chiều cao trung bình từ 40 đến 50cm, thân khá mỏng, mềm và bề ngoài nhẵn. Lá cây kép 3 lần lông chim, có bẹ bọc lấy thân. Cuống lá chia theo cuống chính, cuống bậc 2 và bậc 3. Cuống chính dài 10 -15cm, cuống bậc 2 và 3 ngắn hơn tầm 5 - 7cm. Lá chét hình bầu dục, mép lá xẻ tai bèo, phiến dài màu xanh lục, mặt trên đậm hơn dưới.

Thổ hoàng liênHình ảnh cây thổ hoàng liên

Hoa thổ hoàng liên nhỏ, cánh mỏng hơi phớt tím. Nên quả cũng nhỏ, như hạt thóc vậy. Tuy nhiên thân rễ lại rất phát triển, to và thô, đường kính 0,3 đến 0,5cm, có nhiều mấu, bẻ ngang thấy nhiều xơ, thịt màu vàng tươi hoặc vàng trắng.

1.2 Bộ phận làm thuốc và thành phần hóa học

Bộ phận được sử dụng nhiều để làm thuốc là phần thân rễ của cây. Thông thường, người ta sẽ cắt thành từng đoạn rễ dài 2 - 4cm rồi đem phơi khô. Bề ngoài vị thuốc có màu nâu sẫm, những đoạn rễ nhỏ ngắn ngả vàng hoặc có các vết sẹo để lại. Dược liệu khá cứng, mặt cắt không bằng phẳng, nếm thử có vị đắng.

Thành phần hóa học quan trọng chủ yếu tập trung ở thân rễ, bao gồm: 3% berberin, 0,02% jatrorrhizin, 0,3% panmatin, thalictri,...

1.3 Phân bố, thu hái và chế biến

Tại Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều ở vùng núi rừng Tây Bắc, nhất là ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Người ta sẽ thu hoạch cây vào mùa đông, lúc này cây đã già và rễ củ đã trưởng thành và thân lá rụng dần. Tuy nhiên xung quanh thổ hoàng liên sẽ có rất nhiều loài cây khác nên khi để trụi lá mới đi thu hoạch thì rất khó tìm thấy. Do đó họ sẽ đào lấy củ vào tháng 6, 7, 8.

Phần cũ đào về đem rửa sạch đất cát, bỏ phần cỏ rễ và rễ con. Sau đó cắt nhỏ rồi tiến hành phơi khô hoặc sấy tại nhiệt độ 50 - 60 độ C, độ ẩm không vượt quá 12%.

II. Tác dụng của cây Thổ hoàng liên đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, dược liệu có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh tâm, can, tỳ, vị đại tràng. Nó đem đến tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa tiêu chảy, kiết lỵ, viêm, sở, viêm gan, vàng da, thấp khớp, đầy hơi chướng bụng,...

Nhiều thí nghiệm đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá về công dụng của dược liệu thổ hoàng liên đối với cơ thể con người, và cho ra một số kết quả sau.

2.1 Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng viêm

Những chất chuyển hóa thứ cấp trong dược liệu đã được nghiên cứu và sản xuất ra các chất kháng nấm như perillaldehyde, cinnamaldehyde, pinocembroside, citral,...

Alkaloid, flavonoid, saponin, phenol và tanin là những chất chuyển hóa thứ cấp có tác động sinh lý đã được xác định trước đó đối với cơ thể con người và hoạt tính sinh học. Các chất này sẽ có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng nấm.

2.2 Khả năng chống oxy hóa

Berberin được tìm thấy trong thổ hoàng liên, là một chất chống oxy hóa có tác dụng giảm stress oxy hóa - liên quan đến nhiều cơ chế gây bệnh. 

Đặc biệt chất chống oxy hóa từ thực vật tự nhiên như này được coi là thiết yếu đối với cơ thể con người trong suốt vài thập kỷ qua. Chúng giúp cơ thể chấm dứt mọi phản ứng dây chuyền do gốc tự do bị kích hoạt và hạn chế ảnh hưởng bất lợi nào đến việc điều trị gan và rối loạn khác.

2.3 Cải thiện triệu chứng do bệnh về gan gây ra

Trong số ít bệnh liên quan đến gan, vàng da là triệu chứng thường gặp nhất. Tình trạng này không chỉ là dấu hiệu bệnh gan mà còn ám chỉ việc gan gần đây hoạt động không bình thường. Nhưng Flavonoid trong cây có khả năng ức chế các enzym oxy và thủy phân, đồng thời loại bỏ gốc tự do - nguyên nhân gây stress oxy hóa dẫn tới vàng da.

Thổ hoàng liên có khả năng cải thiện bệnh vàng da

2.4 Hỗ trợ giảm nguy cơ phát triển bệnh mãn tính

Các thành phần hóa học như flavonoid và phenolic có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm, chống ung thư, giảm đường huyết, bảo vệ gan, lợi tiểu khá mạnh mẽ. Đồng thời berberin cũng được ứng dụng trong điều trị chống nhiễm trùng máu, tiểu đường, bảo vệ tim mạch và hỗ trợ chống ung thư gan khá nhiều.

III. Liều dùng và một số bài thuốc kinh nghiệm

Liều lượng khuyến cáo nên dùng mỗi ngày bao gồm từ 4 - 12gr, dùng ở dạng bột mịn, hoàn thành viên hoặc thuốc đắp, sắc uống đều được. Lưu ý người khí hư, tỳ vị hư hàn không nên sử dụng vì sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn. Dưới đây là các bài thuốc từ thổ hoàng liên có thể tham khảo:

Một số bài thuốc kinh nghiệm

- Bài thuốc nhằm kích thích tiêu hóa

  • Đem 0,5g Thổ hoàng liên, 0,75g quế chi và 1g đại hoàng thái nhỏ rồi tán thành bột mịn. Sau đó chia hỗn hợp trên thành 3 phần, uống 3 lần trong ngày.

- Bài thuốc điều trị trĩ

  • Dùng Hoàng liên đuôi ngựa và đậu đỏ với liều lượng như nhau, tán thành bột rồi trộn đều, đắp lên vết thương đều đặn mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa kiết lỵ, tiêu chảy

  • Dùng 12g Thổ hoàng liên đem tán thành bột. Mỗi lần uống 2g, ngày 2 lần. Hoặc dùng chung cùng hoàng bá, hoàng cầm với liều lượng bằng nhau, đem sắc uống.

Bài thuốc chữa sốt phát ban

  • Dùng 8g hoàng liên đuôi ngựa và 8g đại hoàng chi tử, đem đi sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa mụn nhọt, lở loét

  • Dùng hoàng cầm, hoàng bá và thổ hoàng liên, mỗi vị 8g đem đi sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa sưng lưỡi, lở môi

  • Dùng dược liệu đem trộn 1 ít với mật ong rồi ngậm mỗi ngày

Bài thuốc cải thiện chức năng gan

  • Đem 15g Thổ hoàng liên, 12g mỗi vị Sinh cái cam, phục linh, tích tuyết thảo, 20g hoàng ký với 10g mỗi vị xa tiền tử, uất kim sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dược liệu Thổ hoàng liên cũng như công dụng và liều dùng phù hợp. Tuy nhiên trong bất cứ trường hợp nào, không nên tự ý dùng mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 2024/03/14

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.