Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Thục địa có tác dụng gì? Cách dùng và 7+ lưu ý cần biết!

Thẩm định bởi:

Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng

Chuyên khoa: Đa khoa, dược liệu, dược cổ truyền

Thục địa là vị thuốc quý trong Đông y, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và nắm rõ tác dụng, tác hại của loài cây này. Còn bạn thì sao? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Khám phá công dụng cây thục địa theo dược điểnKhám phá công dụng cây thục địa theo dược điển

Thục địa là gì?

Thục địa không phải là tên một loại cây riêng biệt, mà là tên gọi của một loại dược liệu quý được chế biến từ rễ cây địa hoàng, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaceae).

Cây địa hoàng ưa thích khí hậu mát mẻ, ôn hòa và thường được trồng ở các vùng núi cao hoặc khu vực có khí hậu tương tự. Rễ cây địa hoàng phát triển thành củ, mỗi cây có thể cho thu hoạch từ 5 đến 7 củ.

Hình ảnh cây thục địaHình ảnh cây thục địa

Quy trình bào chế thục địa

Dược liệu thục địa được bào chế từ rễ cây địa hoàng qua nhiều công đoạn khác nhau, bao gồm: ngâm, hấp, sấy khô. Quá trình chế biến này nhằm làm tăng dược tính và loại bỏ các chất không có lợi.

Trên thực tế, thục địa thường được bào chế theo 2 cách phổ biến sau:

  • Cách 1: Thu hoạch củ địa đàng, cắt lát/đoạn nhỏ, sao vàng/thán (tùy chọn). Cho củ địa hoàng vào thùng, đổ rượu theo tỷ lệ 9:1, đun sôi, hạ lửa liu riu 6-8 tiếng, tưới nước từ đáy nồi lên trên. Sau đó, phơi củ địa hoàng 3 ngày, nấu với nước gừng (2kg gừng tươi) 5-7 lần, mỗi lần 6-8 tiếng, phơi đến khi đen nhánh.
  • Cách 2: Xay gừng (10kg), sa nhân (1.5kg), đun sôi 1 tiếng, thu 50 lít dịch. Ngâm củ địa hoàng (10kg) với rượu (22.5 lít) và dịch gừng sa nhân (50 lít) 2 tiếng, nấu 3 ngày (6 tiếng/ngày), bổ sung nước nếu cạn. Đến ngày 4, bắt đầu rút dịch, trộn củ địa hoàng với rượu (22.5 lít), ngâm 2 tiếng, đổ dịch vào, nấu 6 tiếng. Ngày 5: Nấu, điều chỉnh lượng nước để thu 9-10 lít. Sấy củ địa hoàng, lấy nước tẩm lại cho đến khi hết dịch.

Có thể thấy, cây thục địa được bào chế khá kì công. Thành phẩm cuối cùng là một khối dày không đều nhau màu đen bóng, vị ngọt đắng, tính ấm và thường được sử dụng dạng thuốc sắc hoặc bột mịn.

Công dụng của thục địa

Để hiểu rõ thục địa có tác dụng gì, ta cần tiếp cận vấn đề một cách toàn diện dựa trên cả hai nền tảng Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại.

Cụ thể, theo Y Học Cổ Truyền, thục địa là một vị thuốc đông y có tác dụng bổ máu, bổ thận tráng tinh, điều trị các bệnh lý như cao huyết áp, thiếu máu, suy nhược cơ thể, viêm nhiễm, rối loạn kinh nguyệt,...

Đối với Y Học Hiện Đại, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều tác dụng hữu ích của thục địa, bao gồm: ngăn ngừa loãng xương, ổn định đường huyết, chống lão hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch,...

Ngăn ngừa loãng xương

Thục địa chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp bổ sung canxi và các khoáng chất cần thiết cho xương, giúp tăng cường mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương. Do đó, bài thuốc từ thục địa có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh.

Công dụng của thục địa là ngăn ngừa loãng xươngCông dụng của thục địa là ngăn ngừa loãng xương

Ổn định đường huyết

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ vị thuốc thục địa có khả năng giúp điều hòa mức đường huyết trong cơ thể. Từ đó góp phần điều chỉnh và tăng cường hiệu quả của insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Mặt khác, cây thục địa còn giúp kích thích giải phóng và giảm đề kháng insulin - một hormone từ tuyến tụy giúp cân bằng glucose huyết.

Chống lão hóa

Theo nghiên cứu năm 2018 trên động vật, thục địa chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của các gốc tự do, từ đó làm chậm quá trình lão hóa. 

Đồng thời, các chất này cũng giúp cải thiện sức khỏe làn da và làm giảm các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và đốm nâu.

Kháng viêm

Cây thục địa có tính kháng viêm, giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể. Đó là lý do vì sao chúng thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, viêm đường hô hấp, và các vấn đề viêm nhiễm khác.

Tăng cường hệ miễn dịch

Tác dụng của thục địa trong việc tăng cường hệ miễn dịch cũng được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Đáng chú ý nhất là khả năng ức chế miễn dịch mà không gây tổn thương thận như dùng corticoid.

Hỗ trợ chức năng thận

Thục địa tính vị quy kinh, thường được sử dụng trong y học cổ truyền để bổ thận, tăng cường chức năng thận và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến thận như suy thận và thận yếu.

Thành phần trong thục địa giúp cải thiện chức năng thậnThành phần trong thục địa giúp cải thiện chức năng thận

Cải thiện chức năng gan và tiêu hóa

Thục địa giúp cải thiện chức năng gan, tăng cường quá trình thải độc và hỗ trợ tiêu hóa. Chúng có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ và các vấn đề tiêu hóa như táo bón và tiêu chảy.

Giảm triệu chứng bệnh thiếu máu

Viên uống Maxxhair có thành phần Cao Thục địa (Rehmannia glutinosa). Maxxhair Hỗ trợ bổ huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ tóc bạc sớm, khô tóc, rụng tóc, hỗ trợ tóc phát triển tốt hơn. Dành cho nam nữ trưởng thành tóc bạc sớm, tóc gãy rụng.

Có thể bạn quan tâm

TPBVSK Viên Uống Maxxhair

205.000đ

Hộp 30 viên

4.9 / 2162 đánh giá

Combo mọc tóc - 8 hộp TPBVSK Maxxhair

1.640.000đ

Combo 8 hộp 30 viên

Cách sử dụng thục địa tại nhà

Thục địa có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau để phát huy tối đa công dụng. Dưới đây là một số cách sử dụng thục địa phổ biến, được nhiều người áp dụng:

Chế biến thành bột

Thục địa có thể được phơi khô và nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 3-5 gram bột Thục địa, hòa với nước ấm hoặc pha vào trà, uống 1-2 lần mỗi ngày.

Sắc nước uống

Thục địa thường được sắc cùng với các vị thuốc khác trong các bài thuốc Đông y. Quá trình này thường bao gồm:

  • Chuẩn bị: Thục địa và các vị thuốc khác.
  • Thực hiện: Cho Thục địa vào nồi cùng với lượng nước thích hợp, đun sôi sau đó hạ lửa nhỏ để sắc trong khoảng 30-60 phút. Chia nước sắc thành 2-3 lần uống trong ngày.

Thục địa uống có tác dụng cải thiện sức khỏeThục địa uống có tác dụng cải thiện sức khỏe

Làm viên hoàn

Thục địa có thể được chế biến thành dạng viên hoàn để dễ dàng sử dụng:

  • Chuẩn bị: Bột thục địa, mật ong.
  • Thực hiện: Trộn bột thục địa với mật ong hoặc siro theo tỉ lệ 1:1, sau đó viên thành những viên nhỏ. Mỗi lần uống từ 5-10 viên, dùng 2-3 lần mỗi ngày.

Ngâm rượu

Tương tự như nhiều loại dược liệu khác, thục địa cũng có thể được ngâm rượu để dùng dần.

  • Chuẩn bị: 500g thục địa, 2 - 3 lít rượu trắng.
  • Thực hiện: Ngâm thục địa cùng 2 - 3 lít rượu trắng, đậy kín, ngâm trong khoảng 3 tháng. Uống mỗi ngày 1 - 2 chén nhỏ, tốt nhất là trước bữa ăn.

Dùng trong món ăn

Ngoài việc sắc thuốc, cây thục địa có thể được sử dụng như một nguyên liệu trong các món ăn bổ dưỡng. Chẳng hạn như:

  • Chuẩn bị: Thục địa, thịt gà, thịt lợn.
  • Thực hiện: Hầm nhừ thục địa cùng với thịt gà, thịt lợn, hoặc các loại súp để tăng cường dinh dưỡng. Sau đó, ăn như món ăn thông thường, không quá 1-2 lần mỗi tuần.

Lưu ý khi sử dụng thục địa

Tác dụng của thục địa là điều không thể chối bỏ, thế nhưng, nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai khác, vị thuốc này vẫn có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. 

Những tác hại của thục địa phổ biến, bao gồm: tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt do thiếu khí, hồi hộp,...

Do đó, khi sử dụng thục địa, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai nên cân nhắc khi sử dụng thục địa.
  • Không dùng thục địa cho người bệnh gan hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu,...
  • Sử dụng thục địa đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc. Khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên dùng tối đa 8 - 16g/ngày, không sử dụng liên tiếp quá 8 tuần.
  • Tránh sử dụng thục địa khi đang dùng các loại thuốc khác mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng thục địa chung với một số dược liệu khác như thông bạch, tam bạch, la bặc, bối mẫu,...
  • Nên bảo quản vị thuốc thục địa trong bình kín nhằm tránh sâu bọ, mối mọt làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.
  • Chỉ nên mua dược liệu ở những cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm.
  • Ngừng sử dụng thục địa và báo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.

Thục địa là một vị thuốc quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng hỗ trợ tăng tuần hoàn máu não, vì thế đã được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm bổ khí huyết trong đó có viên uống Headown với khả năng giúp giảm các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, suy giảm trí nhớ do thiểu năng tuần hoàn não. Tuy nhiên, cần sử dụng cẩn trọng và đúng cách để tránh tác dụng phụ nguy hiểm. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và tuân thủ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thục địa.

Trên đây là những thông tin về thục địa mà Dược Thái Minh muốn đem đến cho bạn, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã đón đọc!

Cập nhật lúc: 2024/07/31

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.

Các sản phẩm liên quan

TPBVSK Viên Uống Maxxhair

205.000đ

Hộp 30 viên

4.9 / 2162 đánh giá

Combo mọc tóc - 8 hộp TPBVSK Maxxhair

1.640.000đ

Combo 8 hộp 30 viên

Xịt tóc Maxxhair

140.000đ

Chai 150ml