Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Top 4 loại thuốc giảm đau bụng kinh chấm dứt cơn đau thắt

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Trịnh Thị Nhàn

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược liệu

Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh là biện pháp cứu cánh của nhiều chị em mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Để giúp giảm bớt cơn đau một cách an toàn, hiệu quả, dưới đây là một số gợi ý về các loại thuốc giảm đau bụng kinh và thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng.

thuốc giảm đau bụng kinhKhám phá các loại thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà

Tác dụng của thuốc giảm đau bụng kinh

Cơn đau bụng kinh luôn là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ mỗi khi đến ngày "đỏ". Nguyên nhân là bởi sự co thắt mạnh mẽ của tử cung để đẩy lớp nội tiết mạc tử cung ra ngoài, cùng với việc tăng sản sinh prostaglandin - chất gây viêm và đau. Do đó, uống thuốc giảm đau bụng kinh có tác dụng giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn cơn đau bụng kinh, giúp phụ nữ thoải mái hơn trong những ngày hành kinh.

Một số loại thuốc giảm đau kinh nguyệt còn có tác dụng giảm các triệu chứng đi kèm với đau bụng kinh như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau lưng.

Tác hại của thuốc giảm đau bụng kinh

Thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?, lạm dụng thuốc giảm đau khi đến tháng có thể gây ra những tác động không mong muốn. Dưới đây là một số tác hại của thuốc giảm đau bụng kinh phổ biến:

  • Buồn nôn
  • Dị ứng
  • Tụt huyết áp
  • Tim đập nhanh
  • Đau dạ dày, viêm loét dạ dày
  • Tăng nguy cơ chảy máu nội tạng hoặc ngoài da
  • Phụ nữ bị lệ thuộc vào thuốc giảm đau kinh nguyệt
  • Ảnh hưởng lớn đến chức năng của gan, thận và tim.

thuốc giảm đau bụng kinh an toànLạm dụng thuốc giảm đau kinh nguyệt có thể gây hại cho sức khỏe phụ nữ

Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh?

Việc có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh hay không còn phụ thuộc vào khả năng chịu đau của mỗi người. Nếu cơn đau trong giới hạn chịu đựng được thì không cần sử dụng thuốc và ngược lại.

Tuy nhiên, uống thuốc giảm đau bụng kinh được ví như con dao hai lưỡi, chúng có thể giúp chị em giảm đau nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả khôn lường đối với sức khỏe, chức năng sinh lý và khả năng sinh sản.

Vì vậy, nếu không thể chịu đựng được cơn đau thì chị em nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Mặt khác, đau bụng kinh dữ dội có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. Vì thế, việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời, che lấp bệnh lý và gây khó khăn cho chẩn đoán, điều trị bệnh.

Do đó, bạn cần thực hiện khám phụ khoa định kỳ để tìm hiểu và xác định nguyên nhân đau là nguyên phát hay thứ phát, từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

thuốc giảm đau kinh nguyệtNên uống thuốc giảm lưng khi đến tháng khi cơn đau quá dữ dội

>> Xem thêm: Bị rong kinh uống gì hết? 7 Loại nước nhất định phải biết

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn

Một số loại thuốc giảm đau trong kỳ kinh bao gồm cả thuốc theo toa và thuốc không kê đơn (OTC). Đối với các loại thuốc OTC, chị em cần uống trước khi bắt đầu có kinh khoảng 1-2 ngày và tiếp tục uống khoảng 2-3 ngày đầu kỳ kinh để giảm cảm giác khó chịu của cơn đau bụng kinh.

Hiện nay, các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn trên thị trường được chia thành 4  nhóm, đó là: thuốc NSAIDs, thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt và thuốc tránh thai. 

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

NSAIDs là nhóm thuốc đầu tiên được chỉ định nhằm giảm đau bụng kinh bằng cách giảm tiết prostaglandin - chất gây co thắt tử cung, từ đó làm giảm cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, nhóm thuốc NSAIDs có thể gây kích ứng dạ dày và phản ứng với một số loại thuốc khác nên không phải ai cũng có thể sử dụng, nhất là những trường hợp có tiền sử bệnh lý dạ dày, tim mạch, hen suyễn,...

 Lưu ý: Nên bắt đầu dùng thuốc giảm đau bụng kinh khi bắt đầu xuất hiện cơn đau cho đến khi khỏi hẳn. Ngoài ra, các chị em nên uống sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày.

thuốc giảm đau bụng kinh màu hồngCó thể dùng thuốc giảm đau bụng kinh Dolfenal, Cataflam khi đến tháng

Thuốc giảm đau

Đau bụng kinh uống thuốc giảm đau là phương pháp được nhiều chị em áp dụng. Các loại thuốc như Paracetamol và Panadol chứa nhiều hoạt chất paracetamol, giúp giảm đau hiệu quả, phù hợp cho những người đau bụng kinh nhẹ hoặc không dung nạp NSAIDs. 

Những trường hợp có vấn đề về dạ dày, thường xuyên bị buồn nôn, nôn hoặc có vấn đề sức khỏe khác cần có chỉ định và hướng dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ mới có thể sử dụng.

Lưu ý: Liều dùng paracetamol giảm đau bụng kinh là 4h/ngày, có thể kết hợp thêm cafein để tăng hiệu quả giảm đau (theo chỉ định bác sĩ)

Thuốc chống co thắt

Cảm giác đau trong kỳ kinh thường xuất phát từ những cơn co thắt tử cung đột ngột, vì thế chị em có thể uống thuốc chống co thắt để giảm bớt sự khó chịu, đau đớn. Tuy nhiên, trước khi uống bất kỳ thuốc giảm đau khi đến tháng nào, chị em vẫn cần có chỉ định của bác sĩ để tránh tác động không mong muốn.

Hiện nay, có 2 loại thuốc chống co thắt giảm đau bụng kinh chính, bao gồm:

  • Hyoscine: Giảm các cơn đau quặn nhanh chóng nhưng có thể gây khô miệng, táo bón,...
  • Alverin: Giúp ức chế co thắt tử cung, hiệu quả giảm đau tốt, nhưng không dùng cho người huyết áp thấp.

Thuốc tránh thai

Uống thuốc tránh thai vừa giúp kiểm soát kế hoạch sinh sản, vừa giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả bằng cách ngăn ngừa rụng trứng, hạn chế sự phát triển niêm mạc tử cung.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc tránh thai giảm đau bụng kinh cho phụ nữ có thai và cho con bú.

có nên uống thuốc giảm đau bụng kinhThành phần trong thuốc tránh thai có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả

Các cách giảm đau bụng kinh khác

Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau kinh nguyệt theo chỉ định của bác sĩ, chị em nên xây dựng lối sống lành mạnh kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện điều độ, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, góp phần cải thiện chứng đau bụng kinh. Cụ thể:

  • Bổ sung đầy đủ vitamin A, E, B6, B12, magie, sắt và kali để điều hòa hormone, giảm co thắt tử cung, từ đó làm dịu cơn đau.
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn vì chúng có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm, khiến cơn đau thêm trầm trọng.
  • Tránh xa chất kích thích như rượu bia, caffeine, nước ngọt có gas vì có thể khiến co thắt tử cung thêm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả giảm đau.
  • Nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội ít nhất 30 phút/ngày giúp tăng cường lưu thông máu, giảm co thắt cơ bắp, từ đó giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, từ đó hỗ trợ làm dịu cơn đau.
  • Sử dụng biện pháp chườm ấm để tăng lưu thông máu, từ đó giảm đau hiệu quả.
  • Nếu tình trạng đau bụng kinh quá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Nhìn chung, thuốc giảm đau bụng kinh là giải pháp hiệu quả để giảm bớt cơn đau, khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết để tránh nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng sinh sản.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo: 

  • https://tamanhhospital.vn/thuoc-giam-dau-bung-kinh/
  • https://sotaydangvien.thainguyen.gov.vn/upload/2005699/20221111/thuoc-giam-dau-bung-kinh_a2e04.pdf
  • https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuoc-dau-bung-kinh-eve-cua-nhat-co-giam-dau-nhanh-khong-43134.html
Cập nhật lúc: 2024/07/15

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.