Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

5 loại thuốc giảm đau răng khôn và lưu ý khi sử dụng

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Nga

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Mọc răng khôn là một hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng hầu như ai cũng phải trải qua cảm giác đau nhức và khó chịu khi gặp phải tình trạng này. Do đó, không ít người đã lựa chọn dùng thuốc giảm đau răng khôn để nhanh chóng xoa tan cơn đau. Vậy trên thị trường đang có những loại thuốc nào và cách sử dụng thế nào?

thuốc giảm đau răng khônTìm hiểu về các thuốc giảm đau răng khôn

Những triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn

Quá trình mọc răng khôn sẽ kéo theo sự khó chịu, đau nhức ở răng và gây ra không ít ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp khi răng khôn đang mọc để giúp người bệnh phát hiện sớm và đưa ra biện pháp xử lý:

  • Đau nhức ở vị trí góc hàm: Răng khôn sẽ phá vỡ nướu để mọc nhô lên nên sẽ gây cảm giác đau nhức nhẹ. Tuy nhiên, nếu không may răng khôn mọc bất thường thì sẽ khiến triệu chứng trầm trọng hơn trước.
  • Sốt nhẹ, nổi hạch: Dấu hiệu tiếp theo giúp người bệnh nhận biết răng khôn đang mọc là phát sốt nhẹ và nổi hạch ở cổ. Hiện tượng này thường xuất hiện trong giai đoạn đầu răng mọc. 
  • Sưng đỏ lợi, sưng má: Những trường hợp như răng khôn mọc lệch, mọc thẳng, mọc ngang hoặc mọc ngược đều gây sưng má. Do không đủ chỗ nên răng khôn sẽ mọc đâm lên xương hàm khiến má và hàm dưới bị xương. Bên cạnh đó còn gây sưng tấy phần lợi trên răng.
  • Khó cử động phần hàm: Răng khôn thường mọc ở góc hàm trong cùng khi xương phát triển chắc chắn nên sẽ gây tình trạng cứng hàm, khó cử động và cản trở việc ăn uống. Người bệnh cũng dần chán ăn và mệt mỏi thêm.
  • Hơi thở có mùi hôi và mủ: Tổn thương nướu kết hợp cùng mảng bám thức ăn khiến hơi thở có mùi hôi. Răng khôn bị áp xe do thức ăn mắc kẹt không vệ sinh được sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và viêm nhiễm.

thuốc giảm đau khi mọc răng khônNhững triệu chứng thường gặp khi răng khôn mọc

Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau răng khôn?

Cơn đau khi mọc răng khôn thường xuất hiện đột ngột, không lường trước được, gây ra cảm giác đau đớn vượt ngưỡng chịu đựng. Khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới ăn uống, sinh hoạt. Khi đó, dùng thuốc giảm đau răng khôn không kê đơn sẽ nhanh chóng thuyên giảm triệu chứng này. Tuy nhiên, theo khuyến cáo chỉ nên dùng trong trường hợp:

  • Mọc răng khôn hoặc mới nhổ răng khôn
  • Mới điều trị đau nhức do viêm tủy
  • Mới rạch mủ áp xe
  • Vừa mới điều trị viêm nha chu.

Bên cạnh đó, không được tự ý sử dụng thuốc một cách vô tội vạ mà cần phải uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.  

5 loại thuốc giảm đau răng khôn được thông dụng

Thuốc giảm đau mọc răng khôn có rất nhiều loại từ các thương hiệu khác nhau trong và ngoài nước. Trong đó, được chia thành từng các nhóm sau đây:

  • Thuốc giảm đau răng Paracetamol

Đây là một loại thuốc giảm đau nhức răng khôn hiệu quả được nhiều nhân viên y tế và người dân lựa chọn:

  • Thành phần chính: Paracetamol (Acetaminophen)
  • Công dụng: Giúp giảm đau hạ sốt trong trường hợp người bệnh bị đau đầu, đau hoặc sốt do mọc răng khôn, sâu răng, viêm lợi.
  • Cách dùng: Mỗi lần uống 1 – 2 viên tùy vào mức độ đau, khoảng cách giữa 2 lần uống là 4 – 6 giờ. Dù được đánh giá là thuốc giảm đau an toàn nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi dùng.

thuốc giảm đau răng paracetamolThuốc giảm đau khi mọc răng khôn Paracetamol

  • Thuốc giảm đau răng alaxan

Đây là loại thuốc giảm đau răng tức thì được sản xuất bởi công ty United Pharma, được bào chế dưới dạng viên nén cùng các đặc điểm như sau:

  • Thành phần chính: Paracetamol (Acetaminophen) 325mg và Ibuprofen 200mg.
  • Công dụng: Do kết hợp 2 thành phần giảm đau nên thuốc phát huy công dụng nhanh và hiệu quả. Sản phẩm giúp giảm đau răng, đau đầu hay đau nhức nướu sau khi nhổ răng hoặc tiểu phẫu.
  • Cách dùng: Mỗi lần đau là uống 1 viên. Cách 6 giờ uống lại 1 lần. Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi hoặc nếu có nhu cầu thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Không được sử dụng Alaxan quá 10 ngày để giảm đau nếu chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. 
  • Thuốc giảm đau răng khôn Dorogyne

Đây là thuốc giảm đau khi mọc răng khôn nổi bật với các đặc điểm sau:

  • Thành phần chính: Spiramycin và metronidazol.
  • Công dụng: Được dùng trong trường hợp nhiễm trùng răng miệng như viêm lợi, viêm dưới hàm, viêm nha chu,...và giảm đau khi mọc răng khôn.
  • Cách dùng: Mỗi lần đau uống 1 – 2 viên tùy mức độ đau, sử dụng 2 – 6 viên mỗi ngày. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước nhằm phù hợp với cân nặng và lứa tuổi.

thuốc giảm đau răng tức thìThuốc giảm đau sau khi nhổ răng khôn Dorogyne

  • Thuốc giảm đau răng của nhật Eve A

EVE A được biết tới là một thuốc giảm đau răng cấp tốc của nhật được đánh giá bao bởi các nha sĩ từ Nhật và Việt Nam, phù hợp với nhiều đối tượng. 

  • Thành phần chính: Allyl isopropyl acetyl ure, Ibuprofen.
  • Công dụng: Giúp giảm đau răng khôn, giảm viêm nha chu và nướu lợi hiệu quả. Đồng thời còn có khả năng giảm cơn đau bụng kinh, đau khớp và thần kinh. Ngoài ra sản phẩm còn giúp hạ sốt, giảm cơn rét lạnh.
  • Cách sử dụng: Uống mỗi lần 2 viên, sử dụng đối đa ngày 3 lần, không nên để bụng đói khi uống và nên uống cùng nước ấm. Thời gian uống cách nhau 4h/lần.
  • Ibuprofen

Đau răng uống thuốc giảm đau gì? Ibuprofen là thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid, thường được sử dụng để điều trị các cơn đau do một số bệnh gây ra.

  • Thành phần chính: Ibuprofen.
  • Công dụng: Được dùng trong trường hợp đau đầu, đau răng khôn, đau cơ, đau bụng kinh,...
  • Cách sử dụng: Để giảm đau răng, cần uống 1 viên và cách nhau tối thiểu 6 tiếng. 

Những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Những lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng khôn

Trên thực tế, uống viên thuốc giảm đau răng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, nếu người bệnh không sử dụng đúng cách. Do đó, để đảm bảo an toàn, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây đau và được tư vấn loại thuốc phù hợp. Bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc giảm đau phù hợp với tình trạng và hướng dẫn cách sử dụng chi tiết.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc như hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc đúng cách, có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn tùy theo loại thuốc. Đặc biệt, không tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc quá 7 ngày. 
  • Mỗi loại thuốc đều có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau như buồn nôn, chóng mặt, đau dạ dày...Do đó, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Cơ thể người già thường nhạy cảm với thuốc hơn, nên sử dụng thuốc thận trọng.
  • Nên kết hợp cùng các biện pháp khác để giảm đau răng như chải răng và dùng chỉ nha khoa đều đặn để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa. Súc miệng bằng nước muối ấm để giảm viêm và làm sạch vùng răng bị ảnh hưởng.

Trên đây là tổng hợp 5 loại thuốc giảm đau răng khôn được sử dụng nhiều mà người bệnh có thể tham khảo. Bên cạnh đó, cần nắm được những lưu ý khi dùng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đồng thời hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuốc nào để tránh gây tác dụng không mong muốn.

>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/08/12

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.