Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tía tô - Món quà quý giá từ thiên nhiên với 10 tác dụng không thể bỏ qua

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đào Hồng Hạnh

Chuyên khoa: Kinh Tế Dược

Cây tía tô không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc với đời sống hàng ngày mà còn là một loại thảo dược, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu được tía tô đất là cây gì và cung cấp thêm về công dụng của loài cây này.

lá tía tô có tác dụng gìTía tô vừa rẻ vừa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe 

Thông tin chung

  • Tên gọi khác: Tía tô, tử tô, xích tô, tô diệp
  • Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britt
  • Họ: Hoa môi (Lamiaceae)

Đặc điểm thực vật

  • Tía tô là dạng cây thảo, thân cây có màu tím với chiều cao trung bình từ 0,5 - 1m.
  • Lá cây mọc đối xứng, các mép lá hình răng cưa đều nhau. Trên mặt lá có màu xanh, mặt dưới màu tím tía. Một số cây có mặt lá trên và dưới đều là màu tím hoặc xanh. Bên ngoài lá có phủ lông nhám, gân màu xanh hoặc tím.
  • Hoa tía tô có màu trắng hoặc tím, kích thước nhỏ và mọc thành từng xim ở đầu cành. Hoa thường nở rộ vào tháng 7 - 9 hàng năm.
  • Quả có dạng hình cầu, kích thước nhỏ và xuất hiện vào tháng 10 - 12. Có thể nói, toàn bộ cây tía tô đều được phủ lông nhỏ và có tinh dầu thơm.

công dụng của lá tía tôHình ảnh lá tía tô tên khoa học Perilla frutescens (L.) Britt

Khu vực phân bố

Tía tô là loài cây mọc hoang hay được trồng nhiều ở các nước châu Á. Loài cây này có đặc tính ưa sáng, ẩm, thích đất thịt và đất phù sa. Cây được trồng chủ yếu bằng hạt.

Thu hái và chế biến

Lá và thân cành cây tía tô thường được thu hái vào mùa hè, lúc này cành lá xum xuê. Quả thì được thu hoạch vào mùa thu.

Sau khi thu hoạch, họ sẽ tiến hành loại bỏ lá sâu, tạp chất rồi đem phơi trong bóng râm hoặc đem sấy nhẹ cho đến khi khô. Riêng cành, khi đã loại bỏ cành già sẽ phun nước cho cành mềm rồi đem thái vụn và phơi khô. Đối với hạt tía tô, đem bỏ vào chảo sao nhỏ đến khi nổ đều và có mùi thơm là được.

Thành phần hoá học

Trong cây tía tô có chứa 0,50% tinh dầu và trong tinh dầu thì thành phần chủ yếu là perillaldehyde C10H140 (55%), limonene, CL - pinen và dihydrocumin C10H140. Chất perilla andehyt có mùi thơm đặc trưng của tía tô, chất perilla aldehyde antioxin ngọt gấp 2000 lần so với đường, khó tan trong nước, đem đun nóng sẽ phân giải, có độc, vì vậy không dùng làm chất điều vị được.

Chất màu trong lá tía tô là do este của chất xyanin clorit C27H31O26Cl. Ngoài các chất trên, trong tía tô còn chứa các chất khác như acginin C6H14N4O2 và  adenin C5H5N5.

Trong hạt tía tô có 45 - 50% chất dầu lỏng, có mùi, màu vàng và vị của dầu lanh (huile de lin), thuộc loại dầu khô, có chỉ số iot vào loại cao nhất (206) chỉ số xà phòng 189,6 tỷ trong 0,930.

Các công dụng của lá tía tô cho sức khỏe

Đặc tính chống viêm

Axit rosmarinic là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực vật khác nhau, trong đó có tía tô. Hợp chất này có tác dụng giảm viêm rất hiệu quả. Ngoài ra, theo như nghiên cứu về những người bị dị ứng theo mùa, việc bổ sung axit rosmarinic làm cho các triệu chứng như ngứa hay hắt hơi biến mất.

Hỗ trợ giảm đau

Các hợp chất trong tía tô như axit rosmarinic và luteolin đã được chứng minh là giúp giảm sưng do các tình trạng như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.

Tía tô giải cảm, hạ sốt

Lá tía tô có tính ấm, nóng thường được dùng để chế biến các món ăn giúp hạ sốt, giải cảm cho người mắc bệnh cúm. Ngoài ra, nó còn có khả năng kháng khuẩn sẽ giúp nâng cao quá trình hồi phục của người bệnh do virus gây ra.

hạ sốt bằng lá tía tôGiảm đau, hạ sốt bằng lá tía tô

Xem thêm>> Top 7 miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Trị mề đay, mẩn ngứa

Các thành phần dinh dưỡng có trong lá tía tô như quercetin, acid alpha-lineclic, luteolin, rosmarinic acid… có tác dụng ức chế quá trình sản xuất histamin, nhờ đó làm thuyên giảm các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay.

>> Xem thêm: [BẬT MÍ] 8 cây thuốc trị ngứa ngoài da tại nhà dễ kiếm trong vườn nhà

Tốt cho sức khỏe răng miệng

Một nghiên cứu của Đại học Asahi Nhật Bản cho thấy, lá tía tô có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bất lợi trong khoang miệng.

Lá tía tô có tác dụng gì? Bồi bổ dạ dày

Trong thành phần của lá tía tô có chứa flavonoid, hoạt chất này giúp làm dịu các dấu hiệu khó chịu ở dạ dày như đầy hơi, buồn nôn…

Hỗ trợ điều trị gout

Uống lá tía tô có thể giảm lượng enzym xanthin oxidase, chất này được cho là nguyên nhân chính sản sinh ra axit uric trong máu.

Hỗ trợ sức khỏe gan

Các hợp chất như axit rosmarinic và axit caffeic tìm thấy trong tía tô được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan chống lại tác hại của các chất độc như rượu và các loại thuốc khác.

Theo một nghiên cứu cho biết rằng, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ bổ sung chiết xuất từ tía tô giúp men gan thấp hơn, đồng thời cải thiện chức năng gan bằng cách giảm viêm và stress oxy hóa trong gan.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Uống nước lá tía tô có tốt không? Nước từ lá tía tô rất tốt trong việc giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Do đó, giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, đau tim và đột quỵ.

công dụng nước tía tôCông dụng nước tía tô đối với tim mạch

Hỗ trợ giảm cân ở phụ nữ

Trong thành phần lá tía tô có chứa hoạt chất Alpha - Linolenic có khả năng loại bỏ các chất béo không bão hòa và cholesterol thừa gây tích tụ mỡ dưới da ở phụ nữ. Từ đó, giúp cho quá trình giảm cân đạt hiệu quả hơn.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ tía tô

  • Bài thuốc giải cảm phong hàn: Lấy 8g tía tô, 6g trần bì, 8g hương phụ, 4g cam thảo, 2 lát gừng tươi đem sắc thành nước uống hoặc có thể dùng để xông khi còn nóng.
  • Bài thuốc giải độc do ngộ độc cua cá: Dùng lá tía tô vắt lấy nước uống hoặc lấy 10g tía tô khô sắc lấy nước và uống khi còn ấm. Trong trường hợp ngộ độc nặng, dùng 10g tía tô, 600ml nước sinh cam thảo, 8g gừng tươi sắc thành thuốc. Đun đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp, chia thành 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc an thai: Dùng 8g cành tía tô, 12g bạch thược, 12g đẳng sâm, 8g đại phúc bì, 8g sinh khương, 12g đương quy, 8g xuyên khung, 8g trần bì, 4g cam thảo đem sắc thành nước uống.
  • Bài thuốc chữa chàm lở: Lấy cây tía tô sắc với nước rồi đem rửa bên ngoài vùng bị chàm lở.
  • Bài thuốc chữa chướng bụng, đau bụng: Dùng lá tía tô giã lấy nước rồi hoà cùng với 1 muối và uống trong 1 lần.
  • Bài thuốc tiêu đờm giảm ho: Lấy 6 - 12g tía tô, 6 - 8g bạch giới tử, 8 - 12g lá bạc tử từ sắc thành nước uống, chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc kiện vị cầm nôn: Dùng nước sắc từ cây tía tô với 6 - 8g hương sa lục quân. Nếu bị nôn mửa do thai nghén nên dùng nước sắc từ cành tía tô để uống.
  • Bài thuốc chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Lấy lá tía tô đem vò nát rồi hoà với nước ấm tắm, dùng bã tía tô đắp lên vùng da mẩn ngứa.

Những lưu ý khi sử dụng vị thuốc tía tô

  • Trước khi sử dụng bất kỳ tía tô chữa bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc.
  • Những người bị dị ứng với bạc hà, húng quế hoặc các loại cây họ Lamiaceae (họ hoa môi) nên tránh dùng tía tô, vì nó có thể gây ra dị ứng.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng tía tô.
  • Không dùng tía tô cho người đang bị tiêu chảy. Việc sử dụng tía tô trong trường hợp này sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Lá tía tô không phải là thuốc và không sử dụng thay thế cho thuốc.
  • Việc sử dụng lá tía tô quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về chất lượng giấc ngủ, vì vậy bạn nên sử dụng đúng liều lượng.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh và công dụng của tía tô. Mong rằng những chia sẻ mà chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/06/19

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.