Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trái chùm ruột là quả gì? 7+ Tác dụng chữa bệnh bất ngờ

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Lại Văn Việt

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Công nghiệp dược

Chùm ruột là loại trái cây quen thuộc với nhiều người, nó gắn liền với các món ăn vặt gây nghiện như chùm ruột ngâm đường, lắc mắm ớt, làm mứt,... Tuy nhiên, loại trái cây này còn được sử dụng rất nhiều trong bài thuốc Đông y. Vậy trái chùm ruột trị bệnh gì? 

trái chùm ruộtTrái chùm ruột 

Trái chùm ruột là quả gì?

  • Tên gọi khác: tầm ruột, chùm giuột, tầm duột
  • Tên khoa học: Phyllanthus acidus
  • Họ: Euphorbiaceae - Thầu dầu

Đặc điểm cây

  • Là cây thân mộc, cỡ nhỏ, cao từ 3 - 5m, thân cây sần sùi, nhiều nhánh và có tán rậm rạp.
  • Cành non có màu xanh nhạt, khi lá cũ rụng đi sẽ để lại sẹo trên thân cây. Rễ cây mọc khỏe, ăn sâu và lan rộng dưới lòng đất.
  • Lá kép mọc so le, có cuống dài, lá chét mỏng, gốc tròn và có chóp nhọn. Hoa nhỏ mọc thành xim dài từ 4 - 7cm.
  • Quả mọng có khía, đường kính 2 - 2.5cm, mỗi quả chỉ có 1 hột, khi chín có màu vàng ăn khá giòn và có vị chua, ngọt nhạt. 
  • Mùa hoa từ tháng 3 - 5, mùa quả từ tháng 6 - 8.

tác dụng của trái chùm ruột ngâm đườngHình ảnh trái chùm ruột

Phân bố

Nơi đầu tiên chùm ruột được tìm thấy là ở xứ Madagascar – Quốc đảo nằm tại Ấn Độ Dương. Ngày nay chùm ruột mọc hoang ở nhiều nơi và được trồng rộng rãi bởi người dân ở những quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới châu Á như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Philippines. 

Chùm ruột phát triển nhanh tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, ánh nắng chan hòa, nhân giống bằng cách gieo hạt trên đất có tính tơi xốp, khả năng thoát nước nhanh. Tại Việt Nam, cây được nhiều gia đình trồng làm cảnh, cây ăn quả, làm mứt.

Thành phần hóa học của trái chùm ruột

Thành phần của cây chùm ruột đều chứa các thành phần, hoạt chất có tác dụng với sức khỏe con người. Cụ thể:

  • Quả chùm ruột: Trong mỗi quả chứa các chất như protid (0,73 - 0,9%), nước (89 - 91%), glucid (5,89 - 7,2%), lipid (0,61 - 0,76%), axit axetic tạo độ chua (khoảng 1,7%), chất xơ, và vitamin C (40%) giúp thanh nhiệt.
  • Vỏ rễ chùm ruột: Bao gồm Tanin, Axit Galic, Saponin, các hợp chất nhóm Triterpen như B-Amyrin, Phyllanthol, và rất nhiều acid Phenol.

Hiện nay, các bộ phận khác của cây chùm ruột chưa có thông tin nghiên cứu về thành phần hóa học cụ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vỏ cây và rễ chùm ruột có tính độc, nên trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Trái chùm ruột trị bệnh gì?

Theo Y học Cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, cây chùm ruột có nhiều bộ phận được sử dụng để làm thuốc với những công dụng đa dạng:

– Lá chùm ruột: Vị chua nhẹ, tính sát khuẩn cao, công dụng tiêu đờm, tiêu độc, thông họng, dùng ngoài da chữa ghẻ loét, mề đay, lở ngứa, vết thương ngoài da. 

Cách dùng: Nấu nước lá để uống, tắm hoặc giã nát lá tươi đắp lên chỗ đau.

– Quả chùm ruột: Có vị chua ngọt, tính mát, công dụng bổ gan, bổ máu, giải độc, thanh nhiệt, cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan và những vấn đề khác về gan.

Cách dùng: Quả dùng nguyên trái để làm mứt, ngâm mứt đường hoặc ép lấy nước uống giải khát. 

– Rễ chùm ruột: có tính nóng, dùng để tẩy xổ, giải độc, chống nọc rắn. Lưu ý, rễ chùm ruột có độc nên cần thận trọng khi sử dụng. 

– Vỏ thân cây: Được đem đi phơi khô, tán nhỏ thành bột và sử dụng cùng với các nguyên liệu khác. 

trái chùm ruột ngọtTrái chùm ruột – vị chua ngọt, tính mát, công dụng bổ gan, giải độc, thanh nhiệt

Theo y học hiện đại

Trái chùm ruột có tác dụng gì? – Theo y học hiện đại:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp

Tạp chí dược điển Châu Âu (European Journal of Pharmacology) công bố rằng chiết xuất từ lá cây chùm ruột hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị bệnh lý tăng huyết áp.

  • Kháng viêm, giảm đau

Tạp chí Y sinh nhiệt đới Châu Á Thái Bình Dương (Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine) ghi nhận rằng chùm ruột có tác dụng kháng viêm và giảm đau nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa.

  • Trị táo bón

Theo HealthBenefitsTimes, quả chùm ruột rất có lợi trong việc điều trị táo bón. Nhờ chứa nhiều vitamin C, quả chùm ruột giúp cải thiện tiêu hóa và khắc phục tình trạng táo bón. Ngoài ra, loại quả này cũng thích hợp để làm sạch đường ruột.

  • Giúp làn da khỏe mạnh

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả chùm ruột giúp làn da mịn màng và tươi sáng. Vitamin C là một chất chống oxy hóa nổi bật, không chỉ làm chậm quá trình lão hóa và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Do đó, ăn hoặc uống nước ép chùm ruột được khuyến khích để có làn da khỏe mạnh và trẻ trung.

  • Tốt cho tiêu hóa

Quả chùm ruột có vị chua, có thể giúp bụng trở nên thon gọn và giảm béo khi tiêu thụ thường xuyên. Vị chua của quả hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm giảm cảm giác thèm ăn nhờ vào vị axit trên lưỡi.

  • Giúp xương chắc khỏe

Hàm lượng Canxi và sắt trong quả chùm ruột giúp nuôi dưỡng hệ xương chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh về gan

Tạp chí Y học nhiệt đới Châu Á Thái Bình Dương (Asian Pacific Journal of Tropical Medicine) cho biết lá chùm ruột còn được sử dụng như một bài thuốc bảo vệ gan khỏi tác động của paracetamol trong trường hợp lạm dụng quá liều. Vì vậy, đây là loại quả cung cấp nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa, hỗ trợ chức năng gan và điều trị bệnh xơ gan.

Bài thuốc làm từ chùm ruột để chữa bệnh

Ngoài được chế biến thành món ngon, chùm ruột còn là vị dược liệu quý dùng để:

– Cải thiện triệu chứng đau nhức vùng lưng, chân và háng, giã nát chùm ruột trộn với hồ tiêu, đắp vào vị trí bị đau.

– Chữa mề đay, lở ngứa, ghẻ loét hoặc vết thương ngoài da: Phơi khô vỏ thân cây, tán bột rồi chưng cùng dầu dừa, bôi ngoài da đều đặn hàng ngày cho đến khi các vấn đề về da được cải thiện.

hình ảnh trái chùm ruột ngâm rượuTrái chùm ruột ngâm rượu

– Ngâm rượu chùm ruột: Phơi khô vỏ cây chùm ruột, tán bột mịn rồi ngâm với rượu trắng theo liều lượng: 1 lít rượu trắng với 200g bột chùm ruột ngâm, ủ hỗn hợp ngâm trong vòng 10 ngày là có thể lấy để sử dụng. Rượu chùm ruột có tác dụng:

  • Chữa lành vết thương ngoài da, khắc phục tình trạng lở loét: Bôi rượu chùm ruột mỗi ngày.
  • Đau răng, đau họng: Ngậm 5 - 10 phút thì nhổ ra ngoài rồi súc miệng lại với nước ấm. 

Lưu ý cần biết khi dùng trái chùm ruột chữa bệnh

  • Nước sắc chùm ruột hoặc rượu chùm ruột ngâm có thể gây ra phản ứng phụ từ nhẹ đến nặng như nhức đầu, đau bụng dữ dội;
  • Rễ và vỏ cây chùm ruột có chứa độc tố nên người dùng tuyệt đối không tiếp xúc hoặc uống trực tiếp chiết xuất của các bộ phận này bằng đường miệng;
  • Bệnh nhân bị sỏi thận hoặc mắc bệnh Gout không được ăn quả của loài cây này, bởi chúng chứa nhiều axit oxalic.

Không chỉ là loài cây quen thuộc với nhiều người Việt mà chùm ruột còn là vị thuốc quý được dùng để trị nhiều loại bệnh lý trong dân gian. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả và tránh gặp biến chứng nguy hiểm khi sử dụng thì người dùng nên tham khảo ý kiến tư vấn từ chuyên gia y tế.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/07/16

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.