Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trái nhàu tăng đề kháng, lành vết thương, cải thiện làn da

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Trái nhàu từ lâu đã được biết tới là thảo dược quý trong dân gian với hàng loạt công dụng hữu ích trong việc điều trị bệnh về xương khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường...Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng nó có thể là con dao 2 lưỡi gây nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy để hiểu hơn về loại quả này cũng như công dụng, cách chế biến đúng cách thì đừng bỏ qua những thông tin có trong bài viết dưới đây.

trái nhàu trị bệnh gì

Quả nhàu vị thuốc quen thuộc trong đông y và tây y 

Thông tin khoa học về quả nhàu 

Trái nhàu là trái gì? 

Quả nhàu hay trái nhàu là quả hình bầu dục với chiều dài trung bình từ 4 - 8cm, rộng 3 - 5cm. Quả có màu xanh lục khi chín dễ rụng, mặt ngoài quả sần sùi, phần thịt bên trong quả màu trắng đục bao quanh hạt hình trứng. 

Khi chín quả có màu vàng đục, nhiều nước, dễ bị bã, có mùi khai nồng. Khi để ở nhiệt độ thường quả thường chuyển sang màu nâu đen. Thông thường, sau khi thu hái về chúng sẽ được rửa sạch, thái thành lát mỏng rồi phơi khô, quả khô sẽ có màu đen dai cứng và khó bẻ. 

Giá trị dinh dưỡng 

Hàm lượng chất chống oxy hóa là thành phần quan trọng nhất của quả nhàu mang đến cho sức khỏe. Bên cạnh đó cứ 100ml nước ép từ quả này sẽ có chứa: 

  • 47% Calo  
  • 8g đường 
  • Nhỏ hơn 1g protein
  • 11g carbs 
  • 17% RDI biotin
  • 4% RDI magiê:
  • 33% RDI vitamin C 
  • 3% RDI Kali
  • 6% RDI Folate (vitamin B9)
  • 3% RDI Vitamin E
  • 3% RDI Canxi  
  • Nhỏ hơn 1g chất béo 

*Trong đó: RDI là hàm lượng dinh dưỡng được khuyến cáo nên bổ sung vào cơ thể mỗi ngày. 

trái nhàu có tác dụng gì

Là “vị thuốc” quý với hàm lượng dinh dưỡng cao 

Tác dụng trong làm đẹp và bảo vệ sức khoẻ của Trái nhàu 

Tăng sức đề kháng, đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương 

Với thành phần chứa hoạt chất kháng viêm giúp thúc đẩy quá trình sản xuất mô và protein từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương, ngừa nhiễm trùng, chống bệnh liên quan cũng như nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch. 

Ngoài ra, nước ép từ quả nhàu còn mang đến nhiều công dụng khác như: 

  • Giảm căng thẳng - áp lực 
  • Bảo vệ chức năng gan 
  • Hạ sốt 
  • Ngừa bệnh ung thư 
  • Tốt cho tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu 
  • Chữa kích ứng da đầu 

Cải thiện trí nhớ 

Tác dụng cải thiện trí nhớ là một trong những công dụng nổi bật của quả nhàu không phải ai cũng biết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống thức uống dinh dưỡng này sẽ thúc đẩy hoạt động lưu thông máu lên não, cải thiện trí nhớ. Giúp trí nhớ luôn minh mẫn ngay cả khi có tác động từ tuổi tác. 

Chăm sóc da 

Uống nước ép từ trái nhàu là biện pháp chăm sóc da hoàn hảo dành cho các chị em. Hàm lượng hoạt chất hóa học có trong loại quả này có tác dụng kích thích sản sinh collagen đồng thời làm chậm quá trình lão hóa, ngừa chặn hình thành nếp nhăn dưới da. 

Với chức năng chống viêm, chống vi khuẩn hỗ trợ làm giảm bệnh ngoài da như dị ứng, nổi mề đay, mụn nhọt dưới da, mụn trứng cá. Bên cạnh đó, các axit béo cùng với thành phần dưỡng chất có lợi chứa trong quả nhàu mang đến khả năng trung hòa tế bào phát triển bất thường nhờ đó giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi da, duy trì độ tươi trẻ của làn da cho da thêm săn chắc, tươi trẻ. 

trái nhàu trị đau khớp

Quả nhàu hỗ trợ chăm sóc và cải thiện da 

Tốt cho người bị đái tháo đường 

Trái nhàu trị bệnh gì? Không chỉ tốt cho người bị suy nhược cơ thể mà nó còn là thức uống dinh dưỡng hàng đầu cho người đang điều trị đái tháo đường. Vừa hỗ trợ kiểm soát bệnh lại giúp giảm nồng độ lycosylated hemoglobin, triglyceride có trong huyết thanh và cholesterol lipoprotein không tốt cho cơ thể.

>> Xem thêm: Thực hư về 10 loại cây thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả

Giảm ảnh hưởng từ khói thuốc lá và ngăn ngừa ung thư 

Khói thuốc lá có chứa nicotine - đây là chất gây hại cực lớn đến hệ hô hấp, tim mạch đặc biệt nó còn chứa hàm lượng chất oxy hóa mạnh gây tăng số lượng tế bào gốc tự do. Tuy nhiên với hàm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên có trong quả nhàu có thể làm giảm 30% tế bào gốc trong cơ thể. Việc này đã được chứng minh thực tế ở những người nghiện thuốc lá sau khi sử dụng 118ml nước ép quả nhàu liên tục trong vòng 1 tháng. 

Ngoài ra, thành phần polysaccharide đã được sulfat trong loại quả này có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Ngăn ngừa hoạt động tương tác của glycosaminoglycans với các protein gây ung thư đồng thời giảm 45% chất độc có khả năng gây ung thư phổi với người hút thuốc thường xuyên. 

Ổn định sức khỏe tim mạch 

Uống nước trái nhàu hàng ngày giúp duy trì hoạt động tim mạch, làm quá trình lưu thông máu đến tim ổn định hơn. Qua đó không chỉ cân bằng chỉ số huyết áp mà còn ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. 

Ngừa táo bón, chống tiêu chảy 

Có khả năng tăng co bóp hệ tiêu hóa, do đó nếu đang bị táo bón bạn có thể uống 2 thìa nước được chiết xuất từ quả nhàu sẽ khiến việc đi ngoài thuận tiện hơn cũng như cải thiện nhanh chóng tình trạng táo bón. 

Bên cạnh đó, quả nhàu nướng cũng mang đến tác dụng rất lớn đối với người bị tiêu chảy bởi trong thành phần của quả có chứa Tanin - hoạt chất này sẽ sớm đẩy lùi triệu chứng khó chịu do đi ngoài gây nên.

>> Xem thêm: Cây Phan Tả Diệp - Vị thuốc đẩy lùi táo bón, đầy hơi

Liều dùng và cách dùng trái nhàu phổ biến 

Liều dùng 

Không thể phủ nhận tác dụng của quả nhàu đối với sức khỏe, tuy nhiên sử dụng quá nhiều nó vẫn có thể gây tác dụng gây nguy hại đến sức khỏe. Chính vì thế, trước khi sử dụng bạn cần nắm rõ nguyên tắc về liều lượng dưới đây: 

  • Đối với nước ép từ quả nhàu trẻ em nên uống 30ml mỗi ngày còn với người lớn có thể uống tối đa 120 - 160ml mỗi ngày.
  • Nếu bạn đang hồi phục sau chấn thương hoặc hồi phục cơ thể sau phẫu thuật nên uống 180 - 240ml nước trái nhàu mỗi ngày. Và có thể giảm dần xuống 90 - 120ml mỗi ngày khi thấy thể trạng tốt hơn. 
  • Trái nhàu góp phần ức chế quá trình phát triển của tế bào ung thư vì thế với những bệnh nhân đang điều trị ung thư được khuyến cáo uống nước ép này từ 180 - 240ml mỗi ngày. 
  • Người cao tuổi uống với liều lượng tối đa là 60ml chia thành 2 lần uống sau mỗi bữa ăn. 

Cách chế biến thường gặp 

Nếu bạn đang tìm kiếm cách chế biến trái nhàu đúng cách thì có thể tham khảo 1 trong các cách dưới đây:
Nước ép từ quả nhàu 

Nước ép là cách làm nhanh chóng, đơn giản và bổ dưỡng nhất. 

  • Chuẩn bị trái nhàu, nước lọc cùng một số loại trái cây khác tùy theo sở thích. 
  • Ép tất cả loại quả vừa chuẩn bị, cuối cùng lọc bã và thưởng thức. 

Quả nhàu ngâm mật ong 

Dùng quả nhàu chín rửa sạch rồi cho vào bình ngâm cùng ngâm ong (đổ mật ong ngập hết bề mặt nhàu). Đậy nắp bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát sử dụng sau 2 tuần ngâm. 

Quả nhàu ngâm rượu 

Chuẩn bị 1kg quả nhàu rửa sạch, cắt nhỏ xếp vào bình sau đó ngâm cùng 3 lít rượu trắng. Rượu đạt chuẩn và có thể sử dụng sau 5 - 6 tuần ngâm.

trái nhàu là trái gì

Là loại quả dinh dưỡng với nhiều cách chế biến như ép lấy nước, ngâm rượu….

Bài thuốc từ trái nhàu ứng dụng trong y học cổ truyền

Trái nhàu trị bệnh gì? Với những công dụng hữu ích từ trái nhàu vừa nêu trên nó thường được tận dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền, nổi bật có thể kể tới: bài thuốc chữa đau nửa đầu, tiêu chảy, kiết lỵ, sốt, đau lưng…..Cụ thể: 

Bài thuốc chữa đau lưng do thận yếu 

Chuẩn bị:

  • Quả nhàu non: 1kg 
  • 2 lít rượu trắng loại 40 độ cồn 

Cách thực hiện: 

  • Quả nhàu mua về rửa sạch sau đó đem ngâm cùng 2 lít rượu vừa chuẩn bị.
  • Có thể sử dụng rượu sau 3 tháng ngâm. Uống rượu ngâm mỗi ngày từ 30 - 50ml sau thời gian ngắn bạn sẽ thấy triệu chứng đau nhức, tê bại, mỏi cơ dần được cải thiện.

>> Xem thêm: 10 Cây thuốc nam chữa đau lưng cực hiệu quả ít ai biết

Bài thuốc chữa đau đầu, đau nửa đầu 

Nguyên liệu: 

  • Quả nhàu 20g 
  • Rau má, củ gấu mỗi loại 12g 
  • Hau muôi trần 10g 

Cách thực hiện: 

  • Sắc dược liệu trên với 500ml nước, đun trên lửa vừa cho đến khi thuốc cạn còn nửa tắt bếp và uống hết trong ngày. 
  • Nên uống thuốc khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Bài thuốc chữa huyết áp cao, an thần, mất ngủ, suy nhược cơ thể 

Nguyên liệu: 

  • Quả nhàu khô, thảo quyết minh, vỏ bưởi mỗi vị 20g 
  • Thổ phục linh: 11g 
  • 7g rau má + 3 lát gừng tươi

Cách thực hiện đơn giản bạn chỉ cần sắc thuốc với nước lọc, uống đều đặn mỗi ngày để kiểm chứng độ hiệu quả nhé! 

trái nhàu có công dụng gì

Mang đến hiệu quả trong việc chữa huyết áp cao khi kết hợp với rau má, vỏ bưởi…..

Bài thuốc chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, sốt 

Nguyên liệu: 3 - 5 quả nhàu tươi 

Cách thực hiện: sắc thảo dược với 500ml nước lọc. Nước thuốc thu được chia thành 2 lần uống mỗi ngày, thực hiện bài thuốc trong vòng 3 ngày nếu bệnh không thuyên giảm nên dừng thuốc. 

Bài thuốc điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt 

Nguyên liệu: 

  • Quả nhàu khô, ích mẫu: 20g 
  • Hương phụ: 12g 
  • Cam thảo dây: 6g 

Cách thực hiện: sắc thuốc với 750ml nước lọc, uống mỗi ngày 3 lần cho tới khi kinh nguyệt ổn định trở lại.  

Bài thuốc chữa đau lưng và nhức mỏi xương khớp 

Nguyên liệu: chuẩn bị trái nhàu non (số lượng tỉ lệ thuận với nhu cầu sử dụng) + rượu trắng (30 - 40 độ cồn).

Cách thực hiện: 

  • Sơ chế rửa sạch quả nhàu, thái thành nhiều lát mỏng rồi sao khô
  • Ngâm quả nhàu với rượu, cứ 300g quả sẽ ngâm cùng 2 lít rượu
  • Rượu thuốc có thể sử dụng sau 2 ngày ngâm

Lưu ý: Mỗi ngày chỉ nên uống 2 lần và mỗi lần tối đa 40ml.

>> Xem ngay: Trái chùm ruột là quả gì? 7+ Tác dụng chữa bệnh bất ngờ

Quả nhàu có tác hại gì không? Lưu ý sử dụng

Rất nhiều ý kiến xoay quanh việc tác hại và lợi ích của trái nhàu mang đến nhưng nếu dùng với liệu lượng vừa đủ theo khuyến cáo nó sẽ không gây bất cứ triệu chứng bất thường nào. Nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe, trước khi sử dụng loại quả này bạn nên chú ý: 

  • Không phải ai sử dụng cũng mang đến hiệu quả. Nó chỉ phù hợp với: 
    • Người mắc bệnh về huyết áp, huyết áp không ổn định. 
    • Người đau đầu, đau đầu mãn tính, đau nửa đầu, đau nhức xương khớp 
    • Người bị ho, sốt, hen suyễn, phát ban. 
    • Người bị nhiễm nấm hoặc bị rối loạn kinh nguyệt. 
    • Người bị stress, mất ngủ kinh niên, suy nhược cơ thể…. 
  • Cần cẩn trọng với bệnh nhân mắc bệnh gan, thận bởi lượng kali trong quả nhàu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận. 
  • Lượng kali trong dược liệu này không những tác động xấu đến thận mà còn gây ảnh hưởng xấu đến bà bầu. Có thể dọa sinh non, dị tật bẩm sinh, ngộ độc thai kỳ thậm chí nặng hơn còn gây sảy thai trong giai đoạn 3 tháng đầu. 
  • Vị chua đặc trưng của quả có thể gây trào ngược dạ dày, ợ chua, đau dạ dày nếu ăn khi đói. 
  • Người bệnh đang uống thuốc điều trị bệnh không nên uống nước ép quả nhàu đặc biệt là bệnh nhân đang điều trị bệnh huyết áp cao hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế hoạt động đông máu. Một vài triệu chứng có thể gặp trong trường hợp này có thể kể tới như buồn nôn, đau đầu, tức ngực, kiệt sức, khó thở, chóng mặt. 

Nhìn chung trái nhàu là loại thảo dược tốt cho cơ thể với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên người bệnh không quá lạm dụng để tránh biến chứng xấu, đồng thời trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu cơ thể bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thảo dược.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/02/23

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.