Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Uống thuốc giảm đau có hại không? Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Tự sử dụng thuốc giảm đau đã thành một thói quen của nhiều người khi bị các cơn đau đầu, đau lưng hành hạ. Vậy uống thuốc giảm đau có hại không, khi quá lạm dụng thuốc mà không tới bệnh viện sẽ gây ra hậu quả gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu vấn đề uống thuốc giảm đau có hại không

Tìm hiểu vấn đề uống thuốc giảm đau có hại không

Những loại thuốc giảm đau phổ biến

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau, mỗi loại sẽ có từng đặc điểm, cơ chế hoạt động, chỉ định và tác dụng phụ riêng biệt. Do đó, sẽ có loại thuốc thích hợp với người bệnh, có loại lại không. Do đó khi uống, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn. Thuốc giảm đau được phân thành 2 nhóm phổ biến, bao gồm:

Nhóm thuốc giảm đau không kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) là những loại thuốc khi cấp phát, bán và sử dụng không cần đơn thuốc. Các thuốc này thường do người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân tự mua hoặc do nhân viên nhà thuốc, quầy thuốc khuyến cáo chỉ định. Công dụng chính là giúp giảm đau đầu, đau lưng, hạ sốt, trị cảm cúm, giảm đau nhức răng, đau bụng kinh…

Thuốc giảm đau OTC được chia làm 2 nhóm chính: 

  • Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Bao gồm các loại thuốc như Aspirin, piroxicam, meloxicam, indomethacin,...với tác dụng giảm đau đầu, giảm sốt, đau bụng kinh, viêm khớp thậm chí còn có thể điều trị cảm lạnh và viêm xoang. Tuy nhiên, chúng có nguy cơ gây tổn thương gan, dạ dày, thận,...nếu sử dụng thường xuyên hoặc quá liều.
  • Thuốc giảm đau paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau cơ bản được dùng trong điều trị các cơn đau từ nhẹ tới trung bình, đặc biệt là hạ sốt. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra một số triệu chứng không mong muốn.

Nhóm thuốc giảm đau không kê đơn

Nhóm thuốc giảm đau không kê đơn

Nhóm thuốc giảm đau kê đơn

Đây là những loại thuốc cần có chỉ định của bác sĩ mới được phép sử dụng, được dùng trong các trường hợp đau do tổn thương nặng. Chúng hoạt động bằng cách tác động lên não, tủy sống và ống tiêu hóa để thay đổi các cơn đau, giúp người bệnh giảm bớt đau nhức hành hạ. 

Nhóm thuốc này bao gồm morphine, oxycodone, codeine, hydrocodone,...gồm cả thuốc giảm đau không opioid và thuốc opioid. Thuốc thường được dùng để giảm các cơn đau nghiêm trọng như ung thư, bệnh lý nội tạng, phẫu thuật,...Tuy nhiên khi dùng quá liều có thể gặp một số tác phụ như nôn mửa, buồn nôn, táo bón, nghiện thuốc,...

>> Xem thêm: TOP 10+ cây thuốc nam trị nhức răng hiệu quả áp dụng tại nhà

Uống thuốc giảm đau có hại không? Tác dụng phụ của thuốc giảm đau

Thực tế, uống thuốc giảm đau vừa có lợi, vừa có hại. Nhóm thuốc này giúp người bệnh kiểm soát các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Điều trị cảm lạnh, cảm cúm, nhức đầu, đau khớp, đau lưng, phẫu thuật và ung thư,...Nhưng nếu sử dụng không đúng cách, dùng thường xuyên và quá liều thì gặp tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như: 

Làm lu mờ hoặc biến dạng triệu chứng của bệnh

Cụ thể, nếu người bệnh đang gặp phải tình trạng tăng huyết áp, mất ngủ, suy nhược thần kinh thì triệu chứng điển hình là nhức đầu, lúc này tự ý dùng thuốc giảm đau sẽ có hiệu quả giảm đau đầu ngay. Nhưng đối với những bệnh lý nguy hiểm như viêm phúc mạc ruột thừa, viêm ruột thừa,...thì việc tự ý dùng thuốc có thể làm che lấp đi triệu chứng bệnh, sau đó bệnh sẽ tiến triển nặng hơn trước. 

Gây viêm loét dạ dày và xuất huyết

Đây là tác hại của thuốc giảm đau lên cơ thể mà chúng ta thường xuyên gặp phải. Paracetamol thường ít khi gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa. Nhưng nếu người bệnh dùng liều cao hoặc dùng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày, gây ra nhiều triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau bụng, buồn nôn và nôn.

Còn khi sử dụng Aspirin và những thuốc kháng viêm không steroid với liều lượng cao hơn mức quy định, niêm mạc dạ dày có thể bị tổn hại, gây khó chịu ở thượng vị và chảy máu đường tiêu hóa. Một số biểu hiện dễ nhận thấy như là nôn ói và sụt cân. Ngoài ra sử dụng Ibuprofen liều cao liên tục 3 ngày cũng làm tăng nguy cơ viêm loét xuất hiện dạ dày. Đối với người bệnh lớn tuổi thường xuyên uống rượu bia, có sức khỏe yếu thì tác dụng phụ trên đường tiêu hóa khi sử dụng thuốc giảm đau sẽ tiến triển nặng hơn trước.

Thuốc giảm đau có thể gây viêm loét dạ dày và xuất huyết

Thuốc giảm đau có thể gây viêm loét dạ dày và xuất huyết

Suy thận

Những người đang mắc phải bệnh tiểu đường, cao huyết áp và bệnh thân có thể bị tổn thương thận và suy thận sau khi dùng thuốc giảm đau như naproxen và ibuprofen.

Tổn thương gan

Những thuốc giảm đau, đặc biệt là paracetamol khi dùng ở liều cao hoặc trong khoảng thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới gan do hợp chất peroxit được hình thành bởi sự chuyển hóa paracetamol trong cơ thể. Do đó, nếu dùng thuốc theo đúng chỉ định thì tương đối an toàn, kể cả người bệnh bị bệnh gan. Nhưng uống 8 viên 500mg trong ngày thì sẽ gây suy gan cấp tính và hoại tử gan dẫn tới tử vong. Nhất là những người có tiền sử gan từ trước hoăc hay uống rượu bia.

Lạm dụng dẫn tới nghiện

Trong tình trạng đau mãn tính, nhiều bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc giảm đau opioid như morphin, codein hay tramadol. Đây là nhóm thuốc giảm đau gây nghiện, cho nên khi lạm dụng thuốc trong thời gian dài người bệnh sẽ gặp khó khăn khi ngưng thuốc.

Ảnh hưởng tới tim mạch gây đau tim, tăng huyết áp và đột quỵ

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ sử dụng thuốc giảm đau không chứa aspirin sẽ tăng khả năng bị cao huyết áp gấp 2 lần. Riêng dùng Aspirin thì chưa thấy bằng chứng nào gây tăng huyết áp ở phái nữ.

Nghiên cứu khác cũng đã cho thấy việc sử dụng paracetamol liều cao sẽ gây những cơn đau tim, đột quỵ hoặc tăng huyết áp. Tuy nhiên, paracetamol vẫn an toàn hơn thuốc giảm đau không steroid và được chỉ định để cho người bệnh tim mạch.

Thuốc giảm đau khi uống quá liều có thể gây tăng huyết áp

Thuốc giảm đau khi uống quá liều có thể gây tăng huyết áp

Tăng tình trạng gãy xương ở người lớn

Khi sử dụng thuốc giảm đau opioid có thể làm tăng tần suất gãy xương ở người lớn trên 60 tuổi. Do đó nếu người bệnh trên 60 tuổi dùng với liều lượng lớn hơn 50mg thì sẽ xuất hiện tác dụng phụ gãy xương tăng rõ rệt.

>> Có thể bạn quan tâm: 13 Tác dụng phụ của Corticoid và cách khắc phục ít người biết!

Uống thuốc giảm đau ngắn ngày có bị tác dụng phụ không?

Thực tế, uống thuốc giảm đau ngắn ngày vẫn không tránh khỏi tác dụng phụ xảy ra. Ngay từ những ngày đầu sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt, kháng viêm không steroid đều có nguy cơ răng chảy máu đường tiêu hóa và có thể kéo dài đến suốt quá trình điều trị. 

Do đó người bệnh cần sử dụng thuốc với liều lượng thấp và trong thời gian ngắn nhưng vẫn có hiệu quả điều trị. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc PPIs hoặc misoprostol để giúp bao bọc bảo vệ đường tiêu hóa hoặc chọn thuốc giảm đau kháng viêm hạ sốt không steroid có chọn lọc COX 2 vì ít gây tác dụng phụ lên đường ruột.

>> Xem thêm:

Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên nếu không dùng hợp lý sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Dưới đây là một vài lưu ý giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc phải tác dụng không mong muốn:

  • Trẻ em dưới 16 tuổi không được sử dụng Aspirin vì có thể làm ảnh hưởng tới gan và não, do cơ thể chưa phát triển toàn diện
  • Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi hoặc chất lượng sữa mẹ
  • Mỗi loại thuốc giảm đau đều có hướng dẫn sử dụng riêng, bao gồm liều lượng, cách dùng, tác dụng phụ và chống chỉ định. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả
  • Không tự ý tăng liều, giảm liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Tránh uống thuốc với nước ngọt, nước ép trái cây hoặc rượu bia vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc
  • Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngừng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết.

Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau

Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau

Một số câu hỏi thường gặp

  • Thuốc giảm đau có gây buồn ngủ không?

Không phải loại thuốc giảm đau nào cũng gây buồn ngủ. Paracetamol thường được sử dụng để giảm đau đầu, đau nhức cơ bắp, đau do cảm cúm và sốt. Đặc biệt thuốc còn không gây buồn ngủ và khá an toàn cho hầu hết mọi người, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú. 

Trong khi đó, các thuốc giảm đau có chứa codein, tramadol hoặc nhóm thuốc giãn cơ như sirdalud, decontractyl thì có thể làm người bệnh buồn ngủ nhẹ, táo bón, chóng mặt,...

  • Bầu uống thuốc giảm đau được không?

Bà bầu uống thuốc giảm đau được không còn phải phụ thuộc vào giai đoạn đang mang thai và loại thuốc giảm đau. 

  • 3 tháng đầu thai kỳ (từ tuần 1 đến tuần 12): Đây là giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ, do đó, tốt nhất nên tránh sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc giảm đau. Nếu mẹ bầu bị đau, hãy thử các biện pháp giảm đau không dùng thuốc như chườm nóng/lạnh, massage hoặc tắm nước ấm.
  • 3 tháng giữa thai kỳ (từ tuần 13 đến tuần 27): Paracetamol có thể được sử dụng trong giai đoạn này, nhưng phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 
  • 3 tháng cuối thai kỳ (từ tuần 28 đến khi sinh): Paracetamol vẫn là lựa chọn an toàn nhất để giảm đau.

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp được vấn đề “Uống thuốc giảm đau có hại không” cho bạn đọc. Bên cạnh đó, Dược Thái Minh còn cung cấp thêm một số lưu ý khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Thuốc giảm đau chỉ là biện pháp tạm thời, không thể điều trị nguyên nhân Do đó người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

>>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/05/14

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.