Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Nâng cao sức đề kháng cùng cây Móng Lưng Rồng

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Được mệnh danh là vị thuốc quý từ thiên nhiên, cây móng lưng rồng sở hữu nhiều đặc điểm độc đáo và mang tới vô số lợi ích cho sức khỏe. Nó không chỉ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan mà còn góp phần tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh.

Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn nắm rõ hơn thông tin về dược liệu này.

Tìm hiểu tác dụng chữa bệnh từ móng lưng rồng

Tìm hiểu tác dụng chữa bệnh từ móng lưng rồng

Tìm hiểu chung về cây Móng lưng rồng

Móng lưng rồng có tên khoa học là Selaginella Tamariscina thuộc họ Quyển bá Selafinellaceae, được gọi với nhiều cái tên khác nhau như thạch bá chi, vạn niên tùng, cây chân vịt, hoàng dương thảo,...Cây có tên là chân vịt là bởi khi phơi khô, cành xếp sẽ cuộn tròn lại giống như chân con vịt.

Đặc điểm hình thái

Cây thuộc loại thân thảo, phát triển trong những khu rừng râm mát, rễ phụ bám chắc vào phiến đá. Cây cao khoảng 10 - 30cm, mọc thành búi, cành bên thân cũng mọc thành búi, mặt ngoài có nhiều lá lợp lên. Lá cây nhỏ, nhiều hình dạng khác nhau từ hình giáo đến ba cạnh, thuôn xếp lợp lên nhau và ôm lấy cành. 

Cây chịu được điều kiện khô hạn, điển hình như khi khô ráo cành lá sẽ xếp cuộn lại tròn vào nhau giống như chân vịt. Còn khi gặp thời tiết ẩm ướt, chúng sẽ vươn lên ra ngoài, nên từ đó có tên là trường sinh thảo, cải tử hoàn hồn thảo.

Hình ảnh cây móng lưng rồng

Hình ảnh cây móng lưng rồng

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại và được khai thác nhiều ở các vùng ven biển Nha trang, Đà Nẵng, Phan Ranh và KonTum. Người ta sẽ thu hái hoàn toàn và cắt bỏ rễ con, dùng tươi hay phơi sấy khô, sao toàn tình đều được.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu mới nhất, cây thạch bá chi chứa nhiều hợp chất flavon có tác dụng sinh học quan trọng như amentoflavon, sosetduflavon và apigenin. Dung dịch từ dược liệu 100% có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus.

Tác dụng của cây móng lưng rồng đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, dược liệu có vị hơi đắng, không mùi, tính hàn và sáp, đặc biệt không độc. Cây tươi có khả năng làm tan huyết, khô sao đen sẽ mang tác dụng cầm máu nên được ứng dụng trong điều trị tiểu ra máu, ho ra máu, trĩ ngoại, đại tiện có máu tươi, nôn ra máu và chữa bỏng.

Bên cạnh đó, dược liệu khô còn được sử dụng để điều trị bệnh leptospira (mắt, da vàng và chảy máu), bệnh vàng da, viêm gan, tắc mặt, vàng mắt. Ngày dùng 20 - 30g ở dạng thuốc sắc hoặc đốt thành than tán lên bột rắc vào vết thương.

Móng lưng rồng có khả năng hỗ trợ bệnh về gan

Móng lưng rồng có khả năng hỗ trợ bệnh về gan

Một số bài thuốc phổ biến từ cây móng lưng rồng

Dưới đây là các bài thuốc dân gian sử dụng vị thuốc để điều trị bệnh:

  • Bài thuốc chữa ho ra máu, nôn ra máu, đi ngoài phân đen và kinh nguyệt ra nhiều: Dùng 20 - 30g dược liệu, 25g long nha thảo. Đem tất cả sắc uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa viêm gan cấp tính: Đem 30g móng lưng rồng, 20g mộc thông và 20g ngưu tất đi sắc uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa viêm khớp xương bả vai, nhức mỏi toàn thân, đau thần kinh tọa: Dùng 30g dược liệu rồi sao thơm lên, hãm với nước sôi uống thay trà. Có thể dùng kéo dài hàng tháng.
  • Bài thuốc chữa bỏng: Sao thơm móng lưng rồng rồi tán thành bột mịn, trộn với lòng trắng trứng gà và đắp lên vết thương bị bỏng, sau 2 - 3 giờ thay một lần.
  • Bài thuốc chữa trĩ: Dùng 15g dược liệu, nấu sôi lên và chắt lấy nước uống trong ngày thay cho trà.
  • Bài thuốc chữa váng đầu, hoa mắt: Dùng 30g cây chân vịt sắc cùng 500ml nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng móng lưng rồng

Mặc dù cây chân vịt có nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe nhưng trước khi dùng người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng dược liệu:

Đối tượng không nên sử dụng:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Người bệnh có cơ địa dị ứng 
  • Người bệnh đang dùng thuốc tây y
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.

Tác dụng phụ:

  • Cây chân vịt có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nếu sử dụng quá liều hoặc sử dụng lâu dài.
  • Không nên sử dụng và phải tới ngay bệnh viện nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra.

Tóm lại, cây móng lưng rồng là một vị thuốc mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên người bệnh nên cẩn thận và tuân thủ các lưu ý đã nêu ở trên để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, không rõ nguồn gốc đang tràn lan trên mạng xã hội, làm ảnh hưởng tới nhiều người dùng. Vì vậy, người dùng cần phải tìm mua ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng và có giấy phép hoạt động.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/06/03

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.