Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bạch đậu khấu là gì? Các công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đào Hồng Hạnh

Chuyên khoa: Kinh Tế Dược

Bạch đậu khấu là cái tên chắc hẳn còn xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, nó lại là một vị thuốc quý giá được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền với nhiều công dụng nổi bật. Vậy bạch đậu khấu là gì?Tác dụng của bạch đậu khấu như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Bạch đậu khấu - Vị thuốc quý trong y học cổ truyềnBạch đậu khấu - Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Bạch đậu khấu là gì?

Bạch đậu khấu còn được gọi là bạch khấu xác, tử đậu khấu, bà khấu, khấu nhân, bạch khấu nhân… có tên khoa học là Amomum Repens Sonner, thuộc họ gừng. Đây là loài cây thảo, sống lâu năm có chiều cao từ 2 - 3m với các đặc điểm nhận biết như:

  • Thân rễ mọc nằm ngang, to bằng ngón tay.
  • Lá cây có hình dải, chiều dài khoảng 55cm và chiều rộng khoảng 5 - 6cm. Các phiến lá có mặt trên nhẵn, mặt dưới có khía và lưỡi bẹ ngắn.
  • Hoa có màu trắng tím, mọc thành từng cụm ở thân và bao bọc bởi nhiều vảy chuyển dần thành lá bắc xếp lợp, rụng sớm. Đài hoa hình ống, có 3 răng. Tràng hoa bao gồm 3 cánh màu trắng, cánh môi hình trứng màu vàng, nhị 1, chỉ của nhị ngắn, hơi cong. Bầu nhẵn, 3 ô chứa nhiều noãn. Vòi nhuỵ có hình chỉ, đầu nhuỵ nhỏ.
  • Quả nang hình cầu với đường kính khoảng 4cm, có khía dọc, khi chín màu nâu trắng, hạt có tinh dầu thơm.

Hình ảnh cây bạch đậu khấuHình ảnh cây bạch đậu khấu

Khu vực phân bố

Cây bạch đậu khấu là loài cây mọc hoang ở các nước Nam Mỹ, Sri-Lanka, Thái Lan, Campuchia. Tại Việt Nam, cây mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai. Tuy nhiên, do số lượng cây không nhiều nên hiện nay loại dược liệu này vẫn chủ yếu được nhập khẩu từ các nước lân cận.

Cây bạch đậu khấu được phân bố chủ yếu tại tỉnh miền phía BắcCây bạch đậu khấu được phân bố chủ yếu tại tỉnh miền phía Bắc

Thu hái và chế biến

Bộ phận được sử dụng làm dược liệu là hoa và hạt của quả bạch đậu khấu. Cây thường được thu hoạch khi đã đạt 3 năm tuổi trở lên. Mùa thu hoạch chính là vào mùa thu. Sau khi thu hoạch, quả bạch đậu khấu sẽ được đem phơi khô dưới bóng râm cho đến khi khô lại. Lúc dùng sẽ tiến hành bóc vỏ lấy hạt bên trong.

Chế biến bột bạch đậu khấu sau khi thu hoạchChế biến bột bạch đậu khấu sau khi thu hoạch

Thành phần hoá học

Trong hạt bạch đậu khấu có chứa một lượng tinh dầu khoảng 2,4% với các thành phần chính trong tinh dầu là d-borneol và d-camphor. Ngoài tinh dầu, trong bạch đậu khấu còn chứa 7g lipid, 18mg natri, 1,119mg kali, 11g protein, 68g carbohydrate cùng một số dưỡng chất khác như: vitamin D, vitamin A, vitamin B12, sắt, magi…

Bạch đậu khấu có tác dụng gì? 

Theo Y học cổ truyền, bạch đậu khấu có vị cay, the, tính ấm nên có tác dụng:

  • Hoá thấp, hành khí và chỉ ẩu, giúp hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày, Tỳ Vị thấp trệ, nôn mửa và đầy hơi.
  • Làm ấm vị và hành khí, dùng để điều trị tình trạng đầy bụng, ợ hơi do khí trệ, hàn tà ngưng tụ, trị phản vị và phiên vị.

Theo một vài nghiên cứu của Y học hiện đại cho thấy:

  • Ăn bạch đậu khấu có thể hỗ trợ điều trị huyết áp cao, làm giảm huyết áp ở một số trường hợp nhẹ.
  • Thoa hỗn hợp tinh dầu bạch đậu khấu và gừng lên cổ có thể giảm triệu chứng buồn nôn ở một số bệnh nhân thực hiện thủ thuật ngoại khoa.
  • Cải thiện tình trạng viêm phế quản, cảm lạnh và tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Chữa trị chứng động kinh, đau đầu và một vài vấn đề về đường tiết niệu, hội chứng ruột kích thích…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ bạch đậu khấu

Bài thuốc chữa ọc sữa do vị hàn ở trẻ nhỏ

Nguyên liệu: 

  • 15 hạt bạch đậu khấu
  • 15 hạt sa nhân
  • 1 ít mật ong
  • 8g chích cam thảo
  • 8g sinh cam thảo

Cách thực hiện:

  • Lấy tất cả nguyên liệu đem tán thành bột mịn.
  • Trộn đều với mật ong và xát vào miệng của trẻ.

Bài thuốc trị nôn mửa ngay sau ăn do Tỳ Vị hàn

Nguyên liệu: 3 quả bạch đậu khấu

Cách thực hiện: 

  • Đem bạch đậu khấu xay nhuyễn thành bột mịn.
  • Uống cùng với 1 ly rượu nóng trong vài ngày.

Bài thuốc trị sản hậu nấc cụt

Nguyên liệu:

  • 20g đinh hương
  • 20g bạch đậu khấu

Cách thực hiện:

  • Lấy đinh hương, bạch đậu khấu tán thành bột mịn.
  • Uống chung với nước sắc đào nhân.

Bài thuốc chữa tình trạng nôn mửa sau ăn

Nguyên liệu:

  • 80g sa nhân
  • 1 chén trần thương mễ
  • 80g bạch đậu khấu
  • 40g đinh hương
  • Hoàng thổ

Cách thực hiện:

  • Đem hoàng thổ đi sao đen.
  • Tán tất cả dược liệu trên thành bột mịn.
  • Trộn chung với nước gừng rồi vo thành từng viên.
  • Mỗi lần dùng 10 - 20g, uống cùng với nước gừng sắc.

Bài thuốc trị chứng bụng sôi, buồn nôn

Nguyên liệu:

  • 9g trúc nhự
  • 3g gừng tươi
  • 3g bạch đậu khấu
  • 3 quả đại táo

Cách thực hiện:

  • Lấy gừng giã nát và ép thành nước.
  • Đem các dược liệu còn lại sắc với nước thành thuốc.
  • Đun đến khi thuốc cạn còn 50ml thì tắt bếp.
  • Uống thuốc cùng với nước cốt gừng.

Bài thuốc trị ngực đầy tức do khí cơ trở trệ

Nguyên liệu:

  • 6g bạch đậu khấu
  • 8g thông thảo
  • 12g trúc diệp
  • 20g dĩ nhân
  • 12g bán hạ
  • 16g hoạt thạch

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả dược liệu rửa sạch.
  • Cho vào ấm và sắc với nước thành thuốc uống.

Bài thuốc trị chứng chán ăn, bụng chướng

Nguyên liệu:

  • 6g bạch đậu khấu
  • 3g thương thuật
  • 3g hậu phác
  • 3g trần bì

Cách thực hiện:

  • Cho hết dược liệu trên vào ấm.
  • Đổ thêm 400ml nước vào và đun sôi.
  • Để nguội rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.
  • Sử dụng thuốc liên tục trong 3 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc giải rượu

Nguyên liệu:

  • 5g bạch đậu khấu
  • 5g cam thảo

Cách thực hiện:

  • Cho hết dược liệu vào ấm và sắc cùng 450ml nước.
  • Khi sôi thì tắt bếp và chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng bạch đậu khấu

Bạch đậu khấu là một thảo dược quý với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo không xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngưng sử dụng sản phẩm ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
  • Những đối tượng mắc bệnh táo bón, cơ địa nhiệt hay bị thiếu máu tốt nhất không nên dùng bạch đậu khấu.
  • Bạn cũng không nên sử dụng dược liệu này cho phụ nữ mang thai, người cho con bú và trẻ nhỏ.

Trên đây là những chia sẻ xoay quanh về dược liệu bạch đậu khấu. Hy vọng, qua bài viết này của Dược phẩm Thái Minh, chúng tôi đã cung cấp thêm cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về loại thảo dược này.

>> Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc: 2024/05/25

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.